Chuyên đề cơ sở

Bài 1: Chúc mừng đất mẹ

2024-12-21 12:10:09

Xa quê biền biệt tháng năm, giữa xứ người phồn hoa, xa lạ, bỗng được chạm vào hồn vía quê nhà. Đó là những sản phẩm Made in Việt Nam, những thước phim, bài báo và uy danh tổ quốc trên trường quốc tế. Đất nước mình đang viết trang sử mới. Lòng người tha hương muốn nói: “Xin chúc mừng đất mẹ!”

“Lần đó, tại một shop thời trang ở London (Anh), tôi đi mua hàng bất ngờ nhìn thấy một chiếc khăn lụa rất đẹp và sang trọng. Và hình như

Chị Hoàng Hải Hà, Chủ tịch Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Anh – Việt Nam.

nó còn có một sự quyến rũ nào đó đặc biệt và khó tả với tôi. Nhìn kỹ, tôi xúc động kỳ lạ, vì trên chiếc khăn có dòng chữ “Made in Việt Nam”. Nó là hình ảnh quê hương tôi, đã vượt qua nửa vòng trái đất và hiện hữu ở đây. Đường hoàng quý phái, kiều diễm không kém bất cứ một sản phẩm xa xỉ, sang trọng nào trên thế giới” - chị Hoàng Hải Hà, Chủ tịch Ladies of all nations international UK -VN (Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Anh – Việt Nam) kể lại.

Chị Hà kể, chị sống tại London, nơi hội tụ các sản phẩm, hàng hóa khắp 5 châu. Tại các siêu thị lớn như Asda, Tesco đều có bán các món ăn Việt Nam như bún, phở, bánh đa cua ăn liền... Đặc biệt, tại chuỗi cửa hàng bán lẻ các thương hiệu cao cấp chị thường tìm thấy khăn lụa tơ tằm, các sản phẩm mây tre thủ công của Việt Nam.

Anh Lê Hạnh, chủ một siêu thị bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng tại Liberec (Cộng hòa Séc) nói, tại Séc bạn có thể tìm thấy đủ các mặt hàng như đồ gia dụng, lụa, đồ gốm, quần áo, hoa quả, bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm Việt Nam. Đặc biệt, người Séc yêu thích và tin dùng sản phẩm cà phê G7 của Trung Nguyên.

Chị Mai Phạm - Việt kiều đang sống ở thành phố Auckland (New Zealand) chia sẻ, tại New Zealand hàng Việt Nam rất nhiều. Chị rất vui và tự hào vì chất lượng hàng Việt được các công ty nước ngoài tin tưởng, thị trường quốc tế cao cấp đón nhận.

Những sản phẩm lụa tơ tằm có mặt tại triển lãm Top Drawer at Olympia London, Vương Quốc Anh. (Nguồn: TTXVN)

Kể tiếp về chuyện chiếc khăn lụa quê nhà, chị Hải Hà tâm sự: “Những năm gần đây chị cũng như nhiều bà con Việt kiều khác rất tự hào và hạnh phúc khi nhìn thấy ngày càng nhiều hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam hiện diện ở những thị trường sôi động hàng đầu thế giới. Không chỉ được chiêm ngưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu, văn hoá của người Việt mà với chị, đó còn là niềm tự hào, hạnh phúc đặc biệt bởi sự phát triển, lớn mạnh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Sự chuyên nghiệp, hiện đại của ngoại thương nước nhà.

“Khi có nhu cầu mua tôi thường chọn sản phẩm Việt Nam, với tôi đó cũng là một cách yêu nước và thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tôi cũng thường khoe với bạn bè nước ngoài về các mặt hàng thủ công của Việt Nam và khuyến khích họ dùng” - chị Hải Hà nói.

Trở về Việt Nam sau hơn 40 năm xa quê, bà Trần Thị Hồng Mây (Việt kiều tại Ma rốc) không giấu được những giọt nước mắt xúc động trước sự thay đổi của quê hương.

Bà kể: “Về nước, tôi không nhận ra nơi mình đã từng ở. Lúc tôi ra đi nhà cửa bé, thấp giờ thì rất nhiều cao ốc, phố xá hiện đại không kém gì những đô thị quốc tế”.

Về phố Lê Đại Hành (Hà Nội), nơi bà sinh ra và lớn lên, những ngôi nhà bà đã gắn bó hàng chục năm bỗng xa lạ vì quá to lớn, khang trang.

“Đời sống của bạn bè, gia đình người thân tôi nâng cao rất nhiều. Nhiều người có nhà cao tầng, tiện nghi hiện đại. Con cháu học cao đẳng, đại học. Khi sống ở Việt Nam trước đây, gia đình chúng tôi phải ăn cơm độn sắn, khoai nhưng nay tôi được đãi nem, bún chả, dê, gà, hải sản…” – bà Hồng Mây chia sẻ.

Một góc Nha Trang.

GS.TS Phan Văn Ngân (Sao Paulo, Brazil) kể, ông rời Việt Nam từ năm 1957. Mỗi lần trở về ông đều ngỡ ngàng về sự thay đổi của quê hương.

“Tôi có dịp đi bằng ô tô từ Hà Nội tới Cà Mau, từ Hà Nội tới Sapa và biên giới phía Bắc. Được thăm những danh lam, thắng cảnh, thấy đường xá rộng rãi, thuận tiện, nhà cửa khang trang không kém nơi tôi đang sinh sống”.

Theo GS.TS Phan Văn Ngân, khi rời quê hương vào năm 1957, ông nhớ số lượng các trường đại học và trường cao đẳng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngày nay số trường đại học lên tới 460 trường. Nhiều trường có đội ngũ giảng viên là các giáo sư người Việt có học vị cao do những trường đại học danh tiếng ở nước ngoài phong tặng. Nhiều gia đình Việt Nam cho con du học ở Âu - Mỹ.

Anh Lê Hạnh (Liberec, Cộng hòa Séc) chia sẻ: “Đời sống tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện rất phong phú đa dạng. Hàng năm có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Tôi có những ấn tượng sâu đậm về lễ hội Đền Hùng hấp dẫn và linh thiêng. Đến lễ hội, những người con xa xứ được dâng hương Quốc Tổ, được thưởng thức hoạt động văn hóa đặc sắc như rước kiệu, hội thi gói bánh chưng và giã bánh dày, múa rối nước…”.

Chị Nguyễn My, Việt kiều ở Milano (Ý) tâm sự: “Những người có thu nhập cao ở Việt Nam thường đi du lịch nước ngoài, mở tầm nhìn mới... Trong nước còn có những lễ hội mới được du nhập như Halloween, Carnival... Mọi thụ hưởng của nhân loại về vật chất, văn hoá, tinh thần ngày nay đều có ở Việt Nam, dành cho bất cứ người dân nào của Việt Nam”.

“Dù theo dõi rất sát nhưng khi biết tin Việt Nam đạt 192/193 phiếu, chính thức trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021, tôi vẫn trào dâng một cảm

Ông Nguyễn Quốc Hùng, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga.

xúc tự hào và hạnh phúc tột độ. Điều này nói lên rằng Việt Nam đã thể hiện mình là nhân tố giữ ổn định cho khu vực và thế giới. Chúng ta đã có vị thế đáng tự hào” - ông Nguyễn Quốc Hùng, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga (Matxcơva, Liên bang Nga) kể.

Theo ông Hùng, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch HĐBA LHQ và các mục tiêu đề ra. Nổi bật và để lại ấn tượng nhất là 02 sáng kiến của Việt Nam về tổ chức phiên thảo luận mở về tuân thủ Hiến chương LHQ để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế cho tháng mở đầu kỷ niệm 75 năm ra đời LHQ (1945-2020) và phiên họp về tăng cường hợp tác giữa LHQ và Hiệp Hội các nước Đông Nam Á.

Trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, rất nhiều vấn đề, sự kiện “đầu tiên” đã được sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

“Tôi kể về những thành tựu của Việt Nam với bạn bè đồng nghiệp quốc tế, họ cũng chia sẻ sự khâm phục, niềm vui bởi những thành công của Việt Nam trên trường quốc tế” - ông Nguyễn Quốc Hùng tâm sự.

Ông Hùng cho rằng không quá ngạc nhiên với những kết quả mà Việt Nam đã đạt được vì đó là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi trong suốt nhiều thập niên của cả nước.

Nhiều Việt kiều trao đổi với chúng tôi với giọng nói hào hứng và ánh mắt ngời sáng khi nói về sự phát triển của đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội và uy danh đất nước trên trường quốc tế. Có người khẳng định: Niềm hạnh phúc và tự hào đó đã thêm nguồn cảm hứng và năng lượng vô giá cho những người xa xứ như tôi...

Ngọc Lê – Phạm Lý

Đồ họa: Nguyễn Hồng

Bài 2: Trong vòng tay mẹ
5,3 triệu đồng bào Việt Nam sống xa đất nước bởi những hoàn cảnh khác nhau và đã có những cuộc đời khác nhau. Nhưng khi gặp khó khăn hoặc khi về thăm quê thì đất mẹ luôn rộng vòng tay mừng đón. Được chở che khi dịch bệnh, được đầu tư, được mưu cầu hạnh phúc, được thi tài, toả sáng và được tắm mình cùng biển đảo thiêng liêng…

Top