"Tăng sức đề kháng" cho thanh niên trước tin xấu – độc trên mạng xã hội |
Tội phạm mua bán người lợi dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Wechat để lừa đảo |
Điển hình, ngày 25/3/2020, Công an tỉnh đã phát hiện Vũ Thị Mai (sinh năm 1992, trú tại khu phố 6, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà) có hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả. Ngày 21/7/2020, phát hiện Lê Thị Kim Chung (sinh năm 1984, trú tại tổ 58, khu 6, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long) mua giấy ra viện trên Facebook để sử dụng và bán lại cho người khác. Cùng ngày 21/7, lực lượng Công an Quảng Ninh đã bắt giữ Trần Văn Khánh (sinh năm 1984, trú tại tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả) về hành vi bán giấy ra viện giả…
Giấy khám sức khỏe được rao bán trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa) |
Gần đây nhất, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện Lê Đức Thiết (sinh năm 1983, trú tại tổ 2, khu Đá Bạc, phường Phương Nam, thành phố Uông Bí) và Đặng Văn Nguyên (sinh năm 1984, trú tại xóm 5, xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) có hành vi mua bán giấy khám sức khỏe nghi giả với số lượng lớn. Quá trình điều tra xác định Lê Đức Thiết đặt mua giấy tờ trên qua Facebook từ Nông Đình Hoan (sinh năm 1995, trú tại thôn Trại Phụng, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Sau đó Nguyên đã đến Cơ quan điều tra đầu thú và giao nộp toàn bộ số giấy khám sức khỏe.
Ngay khi thu giữ 173 “giấy ra viện” và “giấy khám sức khỏe” nghi giả của vụ án trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự giám định tài liệu. Kết quả, 173 “giấy ra viện” và “giấy khám sức khỏe’’ cần giám định là giả. Đây là vụ việc mua bán và sử dụng giấy tờ giả có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh, thành phố, số lượng tài liệu cần giám định lớn (173 “giấy ra viện” và “giấy khám sức khỏe” với 865 yêu cầu giám định), đối tượng đã ký giả và làm giả hình dấu của hàng chục bác sĩ, hình dấu của bệnh viện. Việc mua bán giấy khám sức khỏe, giấy ra viện giả nếu được đưa vào sử dụng trong thực tiễn cuộc sống sẽ gây ra những nguy cơ khó lường.
Theo Điều 341, Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2017, người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Như vậy, đối với người sử dụng giấy khám sức khoẻ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có hình thức xử phạt khác nhau. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù giam.
Cần Thơ: Thuê nhà trọ để bán súng trên mạng xã hội |
Thi THPT Quốc gia 2020: Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hành vi tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội |