Cặp đôi vợ Việt chồng Pháp đạp xe qua 18 quốc gia để gây quỹ cho trẻ em nghèo |
Myanmar - "vùng đất Phật" an yên với nhiều đặc sản làm say lòng du khách |
Vợ chồng chị Thanh (đứng sau) tại nhà hàng Việt Nam House (Ảnh: Vietnamnet) |
Chuyện tình yêu tựa như tiểu thuyết
Chị Huỳnh Thị Ngọc Thanh là người gốc Sài Gòn, nổi tiếng xinh đẹp nhưng lại rất "kiêu”. Thời con gái, chị Thanh được xem là hoa khôi của Hải quan Sài Gòn, lại rất giỏi tiếng Anh, nên trở thành "mục tiêu” theo đuổi của biết bao chàng trai. Tài sắc vẹn toàn, ít ai ngờ cô gái Sài Thành lại yêu một thuỷ thủ vừa đen, vừa béo như anh San Htin Cho. Trong câu chuyện kể lại với báo chí, chính chị Ngọc Thanh cũng không nghĩ mình lại nhận lời yêu một người xa lạ chỉ sau vài tháng làm quen.
"Hồi đó lấy chồng người nước ngoài phức tạp vô cùng. Hơn nữa, chúng tôi mới chỉ quen nhau nên không ai nghĩ cả hai lại đến với nhau như vậy. Chuyện tình ấy có thể viết được tiểu thuyết…”, chị Thanh bắt đầu câu chuyện đầy thú vị của mình.
Anh San Htin Cho là thuyền trưởng tàu viễn dương, vài tháng mới cập bến Sài Gòn một lần. Ngay trong lần gặp nhau đầu tiên năm 1990, San Htin Cho đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp của cô gái người Việt Nam. Ban đầu chỉ là những lá thư tỏ tình, rồi những món quà và chỉ sau khoảng 1 tuần, chàng trai đến từ Myanmar đã thổ lộ tình cảm với người thương của mình. Tất nhiên, chị Thanh chẳng dễ tin vào một người xa lạ. Thế nhưng, với chiến thuật "mưa dầm thấm lâu”, dần dần bằng tình cảm chân thành San Htin Cho đã lấy được tình cảm của cô gái xinh đẹp người Việt.
"Cứ đến Việt Nam là anh ấy đến tìm tôi luôn. Bố mẹ gọi về để đi hỏi vợ nhưng anh ấy nói đã có người yêu ở Việt Nam. Để lấy lòng tin, San Htin Cho quỳ lạy mẹ tôi và hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho con gái của bà”, chị Thanh kể lại.
Cô kiểm soát viên Cảng Sài Gòn bắt đầu siêu lòng bởi những lá thư, bó hoa và thậm chí là…chiếc xe đạp. Chẳng ai tin cả hai người lại yêu nhau sau vài tháng làm quen. Chị Thanh cũng không tin mình lại lấy chồng nước ngoài. Lấy San Htin Cho, chị đã phải bỏ việc bởi quy định ngày đó rất khắt khe. Thế nhưng, đó là quyết định mang đến bước ngoặt mới cho người phụ nữ thông minh, sắc sảo, dám chấp nhận mạo hiểm.
Làm cô dâu Việt đầu tiên tại Myanmar
Theo chân chồng về xứ người, mọi thứ khó khăn hơn những gì chị Thanh tưởng tượng. Văn hoá, ngôn ngữ…tất cả đều quá khác biệt với Việt Nam. Thậm chí những ngày đầu chị bị "sốc” vì chẳng biết tâm sự với ai.
Rảnh rỗi chị Thanh học nấu ăn. Ban đầu chị chỉ nấu cho gia đình, sau thấy nhiều người khen, lại quen biết một số người ở Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, chị Thanh đã mở cửa hàng ăn tại Myanmar.
Năm 1996, thương hiệu Vietnam House bắt đầu trở nên nổi tiếng ở Yangon (Myanmar), được cả những người Việt, người nước ngoài và bản xứ khen ngợi. Những món ăn của chị Thanh rất đặc biệt, được chính tay chị lựa chọn nguyên liệu, tự tay chế biến, bày biện. "Tiếng lành đồn xa”, hàng ăn của chị Thanh luôn chật kín người đến thưởng thức.
"Mình nấu ăn bằng cái tâm, sự sáng tạo và tinh tế của người phụ nữ Việt nên người đến ăn thích lắm. Chỉ sau vài năm, Vietnam House trở thành địa chỉ ẩm thực không thể không đến của du khách nước ngoài cũng như người Myanmar tại Yangon”, chị Thanh tự hào.
Điều khiến chúng tôi thực sự nể phục chị Thanh không chỉ bởi ngôi biệt thự lớn, có bảo vệ và nhiều lái xe riêng, có chuỗi nhà hàng nổi tiếng… mà chính bản sắc, văn hoá Việt luôn được chị thể hiện nơi đất khách quê người.
Sau nhiều năm, chị Thanh nhất quyết không thay đổi hương vị những món ăn Việt. Trong khuôn viên của ngôi biệt thự, chị trồng rất nhiều những loại rau mang sang từ Việt Nam. Cô con gái 15 tuổi xinh đẹp của chị Thanh, dù chẳng có ngày nào về quê ngoại, nhưng nói tiếng Việt rất sõi. 20 năm làm dâu ở Myanmar, chị Thanh cũng chưa bao giờ quên cúng Tết ông Táo, cúng đêm Giao thừa và mùng 1 Tết làm cơm, thắp hương cúng gia tiên. Đặc biệt, chị Thanh cùng một số người Việt Nam đã thành lập quỹ từ thiện để ủng hộ người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.
"Người Việt ở Myanmar ít lắm. Tôi là cô dâu đầu tiên tại Myanmar nên phải có trách nhiệm truyền lại kinh nghiệm, gắn kết những người con xa quê”, chị Thanh nói.
Gìn giữ hồn Việt nơi đất khách
Điều đặc biệt, sau căn biệt thự sang trọng nằm giữa cố đô Yangon chị Thanh có một vườn rau gồm rất nhiều loại rau Việt Nam. Những luống rau xanh mướt bao gồm kinh giới, diếp cá, hành, tía tô, húng quế, rau mùi, rau muống, mồng tơi... đậm chất Việt.
Những luống rau mang giống từ Việt Nam (Ảnh: Vietnamnet) |
Để có những luống rau này, chị Thanh đã xin giống rau của những người Việt Nam sang Myanmar công tác, hoặc có ai về Việt Nam là gửi nhờ mua giống, rồi mang sang bên này trồng để bữa cơm gia đình mang đậm hương vị Việt. Không chỉ chị Thanh, mà chồng và cô con gái duy nhất của anh chị cũng rất thích các món ăn Việt Nam do chị nấu. "Con bé nghiện nhất cơm tấm Sài Gòn, còn ông xã thì cả tuần ăn bánh cuốn cũng không ngán. Được cái cả nhà ai cũng thích món ăn Việt Nam nên mình cũng thấy vui và hạnh phúc khi vào bếp tự tay nấu các đặc sản quê hương cho chồng con", chị Thanh tâm sự.
Có một chuyện mà mỗi khi nhắc đến, chị Thanh luôn nói với vẻ đầy tự hào, đó là việc cô con gái của mình dù mới 15 tuổi nhưng đã thông thạo cả 3 thứ tiếng Việt - Myanmar - Anh. "Hồi mới sinh cháu ra, chính ông xã đã bảo mình phải dạy tiếng Việt cho con gái để mình có người tâm sự mỗi khi buồn. Thấy chồng quan tâm, tâm lý vậy tôi hạnh phúc lắm", chị Thanh xúc động kể.
Suốt hơn 20 năm làm dâu Myanmar, chưa năm nào chị Thanh bỏ thói quen cúng Tết ông Táo, cúng đêm Giao thừa và mùng 1 Tết làm cơm, thắp hương gia tiên. Theo chị, đó là phong tục cổ truyền và dù ở đâu vẫn phải lưu giữ, phát huy. Không được đông đúc như ở các thành phố khác trên thế giới, nhưng cộng đồng người Việt tại Yangon với khoảng 200 người vẫn luôn giữ mối quan hệ mật thiết, đoàn kết.
"Năm nào cũng vậy, cứ khoảng 25 tháng Chạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Yangon lại tổ chức gặp gỡ cho các đồng bào đang học tập, sinh sống tại đây. Ai cũng vui vì được quây quần bên mâm cơm có bánh chưng, củ kiệu, giò lụa, canh măng chân giò... Kỳ lạ khi ở Việt Nam chẳng mấy thèm mấy thứ đó nhưng sang bên này thèm cồn cào, chỉ chờ đến Tết để được ăn những món ăn cổ truyền và tận hưởng hương vị Tết quê hương trong sự đầm ấm", cô dâu Việt tâm sự.
Hội Hữu nghị Myanmar – Việt Nam: 7 năm với sứ mệnh nối nhịp cầu hữu nghị hai nước Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Myanmar, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - ... |
Top 5 nhà hàng Việt Nam nổi tiếng tại Myanmar Ẩm thực Việt Nam vẫn luôn được các thực khách khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Tại Myanmar có 5 nhà hàng Việt được ... |
Việt Nam-Myanmar: Đối tác tin cậy hướng tới tương lai Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Myanmar, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã có bài viết về ... |