Ngày 17/6, GrabFood xác nhận việc sẽ khóa tài khoản người dùng nếu cố tình "bùng" hàng. Quyết định này được đưa ra sau vụ một khách hàng đã "bùng" 20 ly trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng, xảy ra ngày 9/6 khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Về chính sách bảo đảm quyền lợi của các tài xế, đại diện GrabFood cho biết trong trường hợp đối tác tài xế đã hoàn tất việc nhận món ăn, đồ uống nhưng khách hàng bất ngờ hủy đơn hàng, thì cần thông báo ngay cho tổng đài Grab để được hỗ trợ kịp thời.
Vụ tài xế Grab bị "bùng" hơn 20 ly trà sữa khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. |
Quy trình thông báo gồm: Gọi một cuộc thời lượng 10 giây lúc xác nhận mua hàng, gọi 3 lần trong 10 phút khi giao hàng. Đồng thời, đối tác tài xế của GrabFood cũng phải gửi thông tin đơn hàng và hình ảnh món ăn, hình ảnh tiêu hủy thức ăn hoặc cho người nghèo.
Tuy vậy, việc yêu cầu hoàn đơn trực tuyến chỉ được thực hiện 1 lần/tháng. Ở lần thứ 2, đối tác tài xế phải trực tiếp đến văn phòng GrabFood để được hỗ trợ hoàn tiền. Bên cạnh đó, cánh tài xế cho rằng quy trình này khá phức tạp, tốn thời gian nên họ chỉ dùng khi giá trị đơn hàng quá cao.
"Những đơn hàng trên 200.000 đồng tôi mới phải làm thế. Chứ hàng vài chục nghìn mà mang lên mất công mất việc. Tôi thường cho người thân hoặc coi như tự thưởng", Nguyễn Anh Trung, tài xế GrabFood ngụ Bình Thạnh, TP. HCM chia sẻ.
Để tránh "bùng" hàng, tài xế Grab thường chỉ nhận những đơn dưới 300.000 đồng. |
Hiện, ngoài GrabFood, những nền tảng ứng dụng khác chưa công bố rộng rãi biện pháp xử lý với các khách hàng cố tình đặt hàng nhưng không nhận.
Trong thời gian tới, hãng này cho biết sẽ cải thiện hệ thống để giảm thiểu tình trạng "bùng" hàng vào phút chót của khách hàng.
Theo chia sẻ của nhiều tài xế, GrabFood cho phép giới hạn số tiền đơn hàng. "Thông thường tôi sẽ đặt mốc 300.000 đồng. Những đơn hàng vượt quá con số này sẽ không chuyển tới máy của tôi", Phan Tuấn Lâm, tài xế GrabFood ngụ quận Tân Phú, TP.HCM chia sẻ.
Cũng theo ông Lâm, những đơn hàng vào ban đêm với giá trị cao cánh tài xế rất ít nhận giao. Trong trường hợp người dùng thanh toán thẻ sẽ, tài xế sẽ dễ nhận hơn.
“Coi như có bữa xui bữa hên vậy. Tuy nhiên, trường hợp tài xế bị "bùng" hàng cũng hiếm gặp và có nhiều dấu hiệu bất thường để tài xế phán đoán như tài khoản mới tạo, thanh toán tiền mặt, số lượng hàng mua nhiều, lịch sử mua hàng mới…”, ông Lâm nói thêm.
Nguồn bài viết : Thống kê XSMN