Đà Nẵng: Trao 351 suất học bổng cho con công nhân, viên chức, lao động |
Nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc |
Trong ấn phẩm tháng 8 năm 2022 với tựa đề “Giáo dục để tăng trưởng”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh, để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức từ 2 - 3% mỗi năm.
Kinh nghiệm thực tế của quốc tế cho thấy, muốn tăng năng suất lao động thì việc đầu tư cho hệ thống giáo dục là việc làm cần thiết và cấp bách. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn.
Báo cáo của WB ghi nhận rằng, việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam và giúp hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để đạt tỷ lệ nhập học đại học bình quân tương đương ở các nền kinh tế thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần tuyển sinh 3,8 triệu sinh viên vào các cơ sở giáo dục đại học, gần gấp đôi so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam (Ảnh: WB Việt nam). |
Bình luận về những thành tựu của Việt Nam về khả năng tiếp cận, tỷ lệ nhập học và kết quả học tập giáo dục sau phổ thông, ông Michael Drabble, Chuyên gia kinh tế giáo dục cao cấp WB nhận định, trong 25 năm qua, Việt Nam đã mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao tỷ lệ nhập học giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục sau phổ thông.
Tuy nhiên, thời gian tới, Việt Nam cần cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục sau phổ thông và kết quả của hệ thống giáo dục sau phổ thông phải tương xứng với các quốc gia đi trước trong khu vực Đông Á. Đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 1,7% dân số được học đại học (tương đương 1,67 triệu sinh viên).
Trong khi đó Malaysia có 4% dân số (khoảng 1,3 triệu sinh viên) và Hàn Quốc có 3,8% dân số (khoảng 2 triệu sinh viên) nhập học đại học trong cùng năm đó. Về lâu dài, để tương xứng với tỷ lệ tuyển sinh của quốc gia thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần tạo điều kiện tuyển sinh được khoảng 3,8 triệu sinh viên, hơn gấp đôi số sinh viên được tuyển sinh năm 2019.
Tương tự, tỷ lệ nhập học ròng (GER) 21 cấp giáo dục sau phổ thông của Việt Nam là 28,6% năm 2019, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (trên 98%), Trung Quốc (trên 53%) và Malaysia (43%), đồng thời thấp hơn rõ rệt so với tỷ lệ nhập học (GER) bình quân 55,1% của các quốc gia thu nhập trung bình cao.
Đồng thời, kết quả giáo dục đại học, được đo bằng tỷ lệ tốt nghiệp gộp (GGR)22 chỉ đạt 19% (263.000 sinh viên tốt nghiệp đại học trong giai đoạn 2016-2019). Cuối cùng, đầu ra nghiên cứu của Việt Nam thấp hơn so với mức bình quân của các quốc gia Đông Á.
Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam chưa đạt kết quả như mong muốn là do cả yếu tố cung và cầu (Ảnh minh họa). |
Nhìn vào số liệu cơ cấu lao động đang làm việc tại Việt Nam, bên cạnh thực trạng là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, còn tồn tại sự bất hợp lý về cơ cấu lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm cao hơn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp; thể hiện trình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam chưa đạt kết quả như mong muốn là do cả yếu tố cung và cầu.
Thông qua báo cáo nghiên cứu, đại diện WB cũng đưa ra những khuyến nghị chi tiết nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục đại học, nâng cao chất lượng và sự phù hợp trong giảng dạy, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực; trong đó có khuyến nghị về mở rộng áp dụng công nghệ số, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, và hài hòa hệ thống văn bản pháp quy.
Ai Cập cải tổ nội các nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của chính phủ Tại phiên họp bất thường ngày 13/8, Hạ viện Ai Cập đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch cải tổ nội các theo đề nghị của Tổng thống El-Sisi, với việc thay 13 bộ trưởng trong Nội các của Thủ tướng Madbouly. |
Nâng cao chất lượng, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt xuất ngoại Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội thảo |
Nguồn bài viết : cờ bạc trực tuyến