Những điều cấm kị ở Nhật người Việt nên biết

2024-12-21 12:12:42
Khám phá những điều đặc biệt về đất nước Ma-rốc - xứ sở nghìn lẻ một đêm
Ma Rốc, vùng đất xa xôi mãi tận trời Phi có ngàn lẻ một điều huyền bí khiến bất cứ ai không phải lòng cũng mê mẩn. Sa mạc cát Sahara nóng bỏng, những ngày nắng chói chang và dải trời xanh ngắt như bước ra từ những câu truyện cổ tích “Ngàn lẻ một đêm” mà du khách có thể hít thở, lắng nghe và thực sự sống trong nó.
Những ngôi chùa Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản nên đến đầu năm
Những dịp lễ Tết mọi người thường hay đi chùa cầu may mắn cho người thân và gia đình. Dưới đây là một số ngôi chùa Việt Nam tại Nhật được nhiều người du xuân đầu năm.

Không ăn uống trong những cửa hàng tiện lợi không có chỗ ngồi

Không phải tất cả các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản đều cho phép bạn ăn uống hay ngồi tám chuyện trong đó. Chỉ có những cửa hàng tiện lợi có thiết kế khu ăn uống riêng biệt thì bạn mới được phép ngồi ăn một cốc mỳ tôm, nhấm nháp ly café. Còn nếu không thấy bất kỳ dấu hiệu tồn tại nào của bàn ghế thì hãy ra khỏi cửa hàng để ăn uống.

Thêm vào đó thì cũng không phải tất cả các cửa hàng tiện lợi ở Nhật đều cho phép bạn hút thuốc trước cửa. Nếu họ dựng gạt tàn ở góc thì hãy hút thuốc, còn nếu không thì không được hút thuốc.

Giày dép không được để lộn xộn

Ở Việt Nam, nếu bạn cởi đôi giày ra bước từ ngoài đường vào nhà có thể thoải mái để dép mọi chỗ. Nhưng ở Nhật, bạn sẽ bị coi là vô cùng bất lịch sự nếu bước vào nhà mà mỗi chiếc giày lại nằm một nơi khác nhau.

Người Nhật có một nguyên tắc bất thành văn là: Khi bước vào nhà, hãy cởi giày và xếp chúng gọn gàng, với phần mũi giày hướng ra ngoài cửa.

Không nên gọi video khi cởi trần

Vào mùa hè, ở Việt Nam nhiều nam giới có thể thoải mái mặc quần đùi, cởi trần đi ở ngoài đường. Nhưng ở Nhật Bản ngoài những nơi như bãi biển hay bể bơi chắc không bao giờ ta thấy cảnh mọi người cởi trần rồi nói chuyện với nhau. Khi gọi video cũng tương tự. Chính vì thế, mọi người hãy lưu ý khi gọi điện với người Nhật thì hãy mặc áo, không cởi trần. Với người Nhật thì tác phong và trang phục là một phần trong nghi lễ xã giao.

Không vứt tất cả các loại rác vào một túi

Ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái tận dụng một cái túi nilon ngoài siêu thị làm túi rác và nhét trăm thứ vào đó: từ thức ăn thừa, vỏ chai lọ, cốc thuỷ tinh vỡ.... Ở Nhật Bản thì bạn không thể làm như vậy. Ở mỗi tỉnh thành sẽ có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì rác ở Nhật sẽ chia làm 4 loại: Rác có thể đốt, rác không thể đốt, rác tái chế và rác cỡ lớn (ví dụ như xe đạp, máy giặt, tivi, tủ lạnh…). Mỗi loại rác này sẽ được đựng trong những túi rác khác nhau và được đổ vào những ngày khác nhau.

Cá biệt với loại rác cỡ lớn như đồ điện tử, xe đạp… nếu tự động vứt ra sẽ không được thu gom. Bạn cần phải liên hệ với cơ quan thu dọn rác ở địa phương, hẹn ngày, giờ. Nếu rác lớn phải mua tem trả tiền, dán vào đồ định vứt rồi mới được thu gom. Tùy nơi mà chi phí để vứt những đồ không quá lớn, ví dụ một chiếc bàn để là quần áo chẳng hạn là từ 200 trở lên. Còn nếu thuê công ty thu gom đến nhà chở đi thì cũng tốn vài nghìn yên. Nên trước khi vứt rác, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ. Thêm một chi tiết đáng chú ý: Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái vứt túi nilon rác ra gốc cây và nhân viên vệ sinh môi trường sẽ ném nó lên xe rác giúp bạn thì ở Nhật, mỗi căn hộ/khu chung cư sẽ có một địa điểm bỏ rác tuân theo quy chuẩn.

Không mang những chiếc ô đã ướt vào cửa hàng

Trước cửa ra vào của tất cả các trung tâm thương mại, siêu thị, quán ăn tại Nhật Bản đều sẽ có những chỗ để túi nilon để bọc chiếc ô của mình lại.

Thường sẽ có 2 loại tủ treo túi nilon để bọc ô. Thô sơ thì chỉ là những chiếc túi nilon bọc ô được treo trên một cái giá để trước cửa. Bạn sẽ tự lấy một chiếc túi rồi tự cho ô vào. Còn hiện đại hơn thì là những chiếc máy cho phép bạn cắm chiếc ô vào rồi rút ra là tự động ô của bạn được bao bọc trong một lớp túi nilon. Trong trường hợp bạn không thể tìm được một chiếc túi nilon để bọc chiếc ô của mình thì cứ chịu khó tìm một thiết bị để lau khô chiếc ô ướt sũng của mình. Cho chiếc ô vào, quay đi quay lại vài lần là chiếc ô sẽ trở nên khô ráo.

Đặc biệt vào mùa mưa, người Nhật còn tự trang bị cho mình những chiếc túi chuyên dụng đựng ô gấp. Bạn chỉ cần cho chiếc ô của mình vào trong, lắc vài lần để những sợi microfiber thấm hút toàn bộ nước. Những chiếc túi này ngày càng được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon không thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Kaysone Phomvihane - Người đặt nền móng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam
Nhân kỷ niệm 45 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975 - 2/12/2020) và 100 năm ngày sinh của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cayxon Phomvihan (13/12/1920 - 13/12/2020), ngài Sounthone Xaynhachak - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có bài viết “Chủ tịch Kaysone Phomvihane - Người đặt nền móng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam”.
Việt kiều về thăm Đà Nẵng nên chơi ở đâu là vui nhất, ăn món gì là ngon nhất?
Nhiều Việt kiều xa quê đã lâu, trước khi hồi hương thường tìm kiếm các thông tin về nơi ăn chốn ở để có một kỳ nghỉ thăm quê hương đáng nhớ. Việt kiều về lại Đà Thành nên ghé đâu, ăn gì? Dưới đây là vài gợi ý cho du khách khi đến Đà Nẵng.

Top