Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam là đối tác quan trọng trong APEC Quan chức ngoại giao Mỹ Matt Murray cho rằng Việt Nam là một đối tác thực sự quan trọng với Mỹ trong APEC khi đóng góp vào tất cả những nỗ lực và quy trình làm việc khác nhau trong suốt Năm APEC. |
Chủ tịch nước sẽ tham dự Tuần lễ APEC kết hợp hoạt động tại Hoa Kỳ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, từ ngày 14 đến ngày 17/11/2023. |
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có các nền kinh tế lớn nhất thế giới. APEC đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và 48% thương mại toàn cầu. APEC hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc; không có Hiến chương hay điều lệ.
Sau 35 năm hình thành và phát triển, đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác: Tự do hóa thương mại và đầu tư; thuận lợi hoá kinh doanh; hợp tác kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.
APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một cuộc họp trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 ngày 11/11 |
Tăng trưởng GDP thực trong APEC đạt trung bình 3,9%/năm, nhanh hơn phần còn lại của thế giới trong khi mức tăng trưởng tính trên đầu người đạt 3,1%. Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.
Hiện APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm: Chương trình nghị sự tăng cường về cải cách cơ cấu đến 2025, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến 2025, Kế hoạch kết nối tổng thể đến 2025, Chương trình nghị sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đến 2030, Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đến 2025, Lộ trình La Serena về Phụ nữ và Tăng trưởng Bao trùm đến 2030.
APEC đã và đang góp phần tích cực vào quá trình xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực theo hướng đa tầng nấc, duy trì vai trò đầu tàu của châu Á - Thái Bình Dương trong tiến trình tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại thành phố San Francisco, California (Mỹ) từ ngày 11 tới ngày 17/11. Diễn đàn là dịp để các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế bàn thảo rất nhiều vấn đề được sự quan tâm của kinh tế thế giới hiện nay: Duy trì chuỗi cung ứng bền vững, chuyển đổi số, thương mại số, chuyển đổi năng lượng, chống biến đổi khí hậu, kinh tế xanh… Các vấn đề xung quanh an ninh lương thực, y tế, chống tham nhũng, số hóa, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và hỗ trợ các cộng đồng trước đây chưa được quan tâm và ít được quan tâm cũng sẽ được đưa vào trong chương trình nghị sự. Các đại biểu sẽ bàn đến các biện pháp để khắc phục, cũng như là sự phối hợp về chính sách giữa các nền kinh tế, làm thế nào để mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh nhất, cũng như là bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh và vững mạnh trong thời gian tới.
Với chủ đề "Kiến tạo tương lai tự cường và bền vững cho tất cả mọi người", năm APEC 2023 tập trung vào 3 ưu tiên:
-Xây dựng một khu vực tự cường và kết nối, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế toàn diện.
-Thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo vì một tương lai bền vững.
-Củng cố một tương lai bình đẳng và bao trùm cho mọi người dân.
Trong 25 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. Trên thực tế Việt Nam đã 2 lần đăng cai Chủ tịch APEC. Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp, sáng kiến thúc đẩy tiến trình APEC và việc tham gia của Việt Nam cũng thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với các nguyên tắc, các tiến trình của APEC. Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng với các nước thành viên để đưa tiến trình này phát triển hơn nữa. Qua đó bảo đảm một sự phát triển kinh tế bền vững và đem lại những cơ hội mới, những thuận lợi mới và đặc biệt là những điều kiện để khắc phục những khó khăn, những thách thức do tình hình thế giới đang rất phức tạp đặt ra. |
4 đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về kết quả chuyến công tác Thái Lan của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. |
Việt Nam nhấn mạnh APEC cần ưu tiên thảo luận vấn đề cải cách WTO Việt Nam chỉ rõ các thành viên APEC cần tiếp tục nỗ lực để thực thi các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12), để hướng tới những kết quả thiết thực tại MC lần thứ 13 sắp tới. |
Nguồn bài viết : SOI CẦU XỔ SỐ