Châu Âu tham vọng sớm phát triển kinh tế vũ trụ

2025-01-17 20:38:19
"Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ": Diễn đàn học thuật của các nhà khoa học trong nước và quốc tế
Ngày 7/8, tại Bình Định, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế "Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ". Gần 200 nhà khoa học, các diễn giả quốc tế tham dự Hội nghị.
Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ
Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.

Các nước châu Âu quan tâm đến tương lai của lĩnh vực hàng không vũ trụ trong bối cảnh cạnh tranh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ ngày càng gia tăng. Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) Josef Aschbacher nhận định, nền kinh tế vũ trụ đang phát triển, việc đứng ngoài lĩnh vực này là một sai lầm chiến lược khó có thể bào chữa. Hiện châu Âu được đánh giá là có vai trò đi đầu trong các hoạt động giám sát khí hậu, điều hướng và khoa học không gian. Tuy nhiên, châu Âu chưa có được vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai phá không gian, mà chỉ lựa chọn tham gia đóng góp vào các dự án do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện và gần nhất là trong các dự án không gian của Nga.

Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) Josef Aschbacher (bìa phải) phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh không gian ở Sevilla (Tây Ban Nha)

Trong bối cảnh đó, ngày 6 và 7/11, các nước thành viên ESA đã tham dự hội nghị thượng đỉnh không gian tại Sevilla (Tây Ban Nha) để thảo luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực không gian. Đại diện các bên đã thảo luận nhằm tìm cách tháo gỡ những căng thẳng trong nhóm các nước đi đầu về không gian gồm Pháp, Đức và Italy liên quan chính sách triển khai. Trong đó có việc cấp vốn trung hạn cho dự án tên lửa Ariane 6 dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm lần đầu trong năm 2024, chậm hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu.

Đức, Pháp và Italy đã ký một tuyên bố chung nhằm khởi động lại ngành vũ trụ của Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy việc xây dựng các bệ phóng, sân bay vũ trụ và tàu vũ trụ của EU. Theo đó, các nước sẽ cung cấp khoản hỗ trợ hằng năm lên tới 340 triệu euro (364,5 triệu USD) cho chương trình Ariane 6 và 21 triệu euro (22,5 triệu USD) và cho Vega-C từ năm 2026. Thỏa thuận này cũng đảm bảo mỗi năm tiến hành 4 vụ phóng tên lửa Ariane 6 và 3 vụ phóng tên lửa Vega-C.

Ngoài ra, xu hướng mà châu Âu nhắm tới là phát triển các hệ thống tên lửa nhỏ mà về lâu dài sẽ thay thế các tên lửa hạng nặng Ariane 6 và Vega-C vốn sẽ vẫn là những phương tiện vận chuyển không gian chính của châu Âu trong trung hạn. "Đây là một cuộc cách mạng của tên lửa mini vì điều mọi người bây giờ muốn là mua dịch vụ", chuyên gia Antoine Meunier nhận định.

Châu Âu hy vọng sẽ sớm ra mắt chương trình tên lửa Ariane 6

Bên canh đó, các nước bàn bạc về đề xuất của ESA gọi vốn đầu tư tư nhân cho dự án máy bay không gian, được thiết kế để đưa hàng hóa đến và đi từ các trạm vũ trụ trong tương lai. Dần dần, dự án mở rộng ra các chuyến bay đưa người vào không gian. ESA đang có kế hoạch tiếp cận từng bước và về mặt này, ban đầu nhắm đến tài trợ cho việc chế tạo một phương tiện trị giá 100 triệu euro vào năm 2025, có thể chở hàng hóa đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và quay trở lại trái đất. Trong giai đoạn thứ hai, tàu vũ trụ sẽ được nâng cấp để chở người. ESA sẽ tổ chức đấu thầu trên toàn châu Âu với sự tham gia của cả các tập đoàn lớn và các công ty khởi nghiệp. Điều này sẽ là bước tiến nhỏ hướng đến kỷ nguyên mới cho công nghiệp vũ trụ châu Âu.

Đánh giá về ý tưởng này, bà Helene Huby - Giám đốc Điều hành công ty khởi nghiệp mang tên Exploration Company - cho rằng, dự án phát triển tàu vũ trụ chở hàng cho thấy tham vọng mới của châu Âu.

Trước đó, ngày 1/7, một vệ tinh mang theo kính viễn vọng Euclid do châu Âu phát triển đã được phóng lên không gian với sứ mệnh khám phá những hiện tượng vũ trụ bí ẩn là năng lượng tối và vật chất tối. Ngày 1/8, ESA công bố các hình ảnh đầu tiên được kính viễn vọng không gian Euclid gửi về. Các chi tiết trong các bức ảnh cho thấy kính viễn vọng Euclid đang hoạt động rất tốt và thậm chí còn có thể vượt quá mong đợi của các nhà khoa học. Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacherm chia sẻ rằng, ông cảm thấy phấn khích khi chứng kiến sứ mệnh khoa học mới nhất của ESA đang hoạt động tốt. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng, Euclid sẽ thành công trong sứ mệnh tiết lộ những bí ẩn về 95% vũ trụ mà loài người chưa có nhiều hiểu biết.

Phóng viên ảnh ghi lại chuyện "bếp núc" của chuyến bay đưa Phạm Tuân vào vũ trụ
Ngày 23/7/1980, từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur (Kazakhstan), tàu Liên hợp-37 được phóng lên vũ trụ với đội bay quốc tế gồm Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko. Bộ ảnh từ quá trình tập luyện, cũng như hậu trường và đời sống gia đình của các nhà du hành vụ trụ do một nhà báo Việt Nam ghi lại.
Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ
Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.

Nguồn bài viết : SW Xổ Số

Top