Vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển: Nghĩa tình nơi biên giới
|
Trung Quốc sẵn sàng bình thường hóa hoạt động đi lại xuyên biên giới
|
Những ngày tháng 7 này, có dịp lên thôn Ná Lùng, xã biên giới Cốc Mỳ của huyện Bát Xát thực sự phấn khởi trước đổi thay đang diễn ra, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét, nhiều ngôi nhà mới được xây kiên cố, khang trang, mọc lên san sát hình thành bản làng tập trung, khung cảnh thanh bình, đường làng khang trang, sạch đẹp...
Đưa chúng tôi thăm thực tế, anh Lý A Cường trưởng thôn Ná Lùng cho biết: Ná Lùng có 98% người đồng bào dân tộc Dao tuyển sinh sống, cả thôn có 108 hộ với gần 400 nhân khẩu. Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành giúp đồng bào dân tộc Dao trong thôn đoàn kết vượt khó, vươn lên xây dựng cuộc sống mới và thực sự phấn khởi, tự hào khi cuối năm 2019, được công nhận là thôn nông thôn mới và trong thành công này có đóng góp không nhỏ của những già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Dao, tiêu biểu là ông Phàn A Cắng.Một góc thôn Ná Lùng, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.
Tới nhà ông Cắng, vừa thăm hỏi, vừa trò chuyện, ông Cắng hồ hởi bảo: Cán bộ nhìn kìa, bản làng chúng mình giờ đã đẹp hơn rồi đấy, cuộc sống của bà con người Dao tuyển ở đây đã khá hơn rất nhiều. Nhiều gia đình xây được nhà to, đẹp, đường đi thì được đổ bê tông hết rồi, trẻ em được đến trường học, người ốm thì đi bệnh viện để bác sỹ chăm sóc... mọi thứ đều rất tốt đẹp, tất cả là nhờ Đảng - Bác Hồ, Nhà nước đã quan tâm giúp chúng tôi vươn lên đấy!.
Theo dòng hồi ức, ông Cắng kể lại, trước đây, cuộc sống của người Dao ở Ná Lùng này cũng khó khăn lắm! chỉ biết trồng cây lúa, cây ngô, nuôn con gà, con lợn... cuộc sống rất vất vả, đi làm quần quật cả năm cũng chỉ đủ ngày hai bữa, những lúc giáp hạt vẫn phải ăn ngô, ăn sắn thay cơm, trẻ con thường tự chơi với nhau ở nhà vì bố mẹ chúng bận đi làm, nên việc học của bọn trẻ bị sao nhãng. Cũng vì nghèo, đói nên không ít người đã bỏ đi nơi khác làm thuê để kiếm sống.
Vốn từng phục vụ trong quân ngũ, lại từng là trưởng thôn Ná Lùng, ông Cắng luôn đau đáu việc đa số thanh niên trẻ trong thôn không muốn ở lại quê mà đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Ông lo cứ đi làm thuê hết thì ruộng, đồi bỏ hoang, cha mẹ già, con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc, rồi đến một ngày tụi nó chẳng còn muốn quay về nữa...
Với suy nghĩ đó, ông Cắng đã đặt quyết tâm phải tìm ra giải pháp để giữ chân đội thanh niên trẻ ở quê lập nghiệp. Cũng vì muốn lớp trẻ và bà con trong thôn tin thì trước tiên mình phải làm mẫu, phải có hiệu quả để người khác nhìn thấy rồi họ mới làm theo. Bắt đầu với việc cấy lúa, ông đã chủ động đưa giống lúa mới có năng suất chất lượng cao vào gieo, trồng thay cho giống lúa cũ của địa phương, đất đồi thì trồng cây ăn quả, trồng chuối mô thay dần cho cây sắn, chọn nuôi giống lợn đen, gà đen bản địa... từng bước, tường bước, qua mỗi năm thu nhập lại cao hơn một phần, cuộc sống dần ổn định, ông dựng vợ, gả chồng cho các con, tạo nền móng để các con trụ lại trên quê hương mình. Đến nay, đù đã ngoài 70 tuổi nhưng trên diện tích đất đồi nhà ông Cắng vẫn được phủ xanh bằng cây quế, cây ngô, chưa khi nào đôi tay ông ngừng lao động, ông bảo khi chân còn khỏe thì vẫn leo đồi, trồng được cây quế, nương khoai vừa bán có thêm thu nhập, vừa để người dân thấy mà học theo, cùng thoát nghèo, đấy mới thực sự là điều ông mong muốn.
Anh Lý A Cường trưởng thôn Ná Lùng thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi, ngày trước khi vừa bước vào tuổi trưởng thành, anh cũng muốn đi nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm, song được ông Cắng động viên nên đã ở lại tham gia công tác tại địa phương và có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, cống hiến cho quê hương.
Từ năm 2012, anh Cường được bầu là trưởng thôn Ná Lùng, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, anh đã từng bước làm quen với công việc, một điều quan trọng để anh Cường được lòng dân chúng đó chính là sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của ông Phàn A Cắng, người đã từng có 15 năm liên tục (1983 – 1997) gắn bó với cương vị trưởng thôn. Việc gì thấy khó, chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng anh đều tham khảo ý kiến của ông, nhất là những việc liên quan đến hiến đất làm đường, hòa giải những mâu thuẫn, hiểu lầm của người dân...
Qua mỗi lần như vậy anh Cường lại học được từ ông bản lĩnh vững vàng, không dao động trước khó khăn, bình tĩnh, suy xét mọi vấn đề trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều mặt, tự đặt mình vào vị trí của người dân để thấu hiểu, chia sẻ và cũng để nói với đồng bào quyền và lợi ích của họ thì không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cả cộng đồng. Anh Cường cho hay: Nhờ có ông Cắng giúp sức, cùng tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mà kinh tế của các hộ dân ở đây đang ngày một đi lên, nhiều hộ đã học theo ông để trồng quế, trồng khoai sọ, năm ngoái có nhiều hộ đã thu được trên 150 triệu đồng. Tính đến nay, bình quân thu nhập của người dân trong thôn đạt mức trên 24 triệu đồng/người/năm và là một trong những thôn có mức thu nhập khá của xã Cốc Mỳ.
Ở tuổi 71, ông Cắng vẫn luôn mệt mài lao động.
Vai trò của ông Cắng càng được khẳng định khi năm 2018, thôn Ná Lùng được chọn để xây dựng thôn nông thôn mới, ông Cắng cùng với các Đảng viên khác trong chi bộ, mỗi người tự nhận trách nhiệm thực hiện một phần công việc của thôn.
Cùng với trưởng thôn và các đoàn thể, ông đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người” để vận động bà con trong thôn chủ động thực hiện những phần việc thuộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân như: Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thì phải tự chỉnh trang nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh tạo cảnh quan; thi đua phát triển kinh tế thoát nghèo và vươn lên làm giàu; đóng góp ngày công lao động, của cải, vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa bàn cư trú.
Nhờ sự nhiệt tình, trách nhiệm, phân tích, chỉ rõ việc xây dựng nông thôn mới với đích đến cuối cùng là để “dân thụ hưởng”, ông Cắng đã được người dân luôn tin tưởng. Cũng nhờ có sự tin tưởng ấy mà khi được đến nhà vận động, ông Lý A Cang, một người dân trong thôn đã đóng góp gần 2 triệu đồng tiền mặt và gần 20 ngày công lao động để làm đường bê tông nội đồng.
Ông Cang cho biết: Lúc đầu tôi cứ nghĩ làm đường to thì chắc là mất nhiều tiền lắm, nhà thì lại không có người làm nhưng khi nghe ông Cắng bảo mọi người phải cùng góp sức, góp tiền, nhà nào nhiều góp nhiều, nhà nào ít góp ít, nhà nào chưa có tiền thì góp ngày công... lúc ấy lại vừa đến vụ thu hoạch chuối, bán được một ít tiền, nên tôi đã ủng hộ để làm đường bê tông và xây nhà văn hóa thôn. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tinh thần đoàn kết nỗ lực dựng xây, kiến thiết bản làng theo các tiêu chí quy định, năm 2019 thôn Ná Lùng được công nhận đạt thôn nông thôn mới.
Từ đó đến nay, không riêng ông Cang mà tất cả các hộ khác trong thôn đều tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động được trên 260 triệu đồng để xây dựng Nhà văn hóa thôn và làm được trên 400 mét đường bê tông nội đồng. Đường vào thôn đã khang trang, sạch sẽ, nhà nào cũng có ti vi, có xe máy đắt tiền, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt... chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh đó, trong các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ, ông Phàn A Cắng thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân phải thực hiện nếp sống văn minh, lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, bài trừ các tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, không cưới tảo hôn, không vi phạm chính sách dân số, và đặc biệt phải cho trẻ con đến trường học tập...
Bởi theo ông có đi học thì mới biết, mới hiểu cái gì là đúng, là tốt, là hay, là đẹp, là tích cực để mà thực hiện; cái gì là chưa đúng, là sai, là ảnh hưởng xấu, tiêu cực... để mà tránh. Các con ông đều đã trưởng thành, mỗi người có một cơ ngơi riêng nhưng bản thân ông vẫn giữ lại nếp nhà gỗ mộc mạc đã gắn bó từ thời thơ ấu. Ông bảo: Ngôi nhà này đã gắn bó với tôi mấy chục năm qua, nó vẫn còn tốt lắm, tôi muốn lưu giữ những kỷ niệm và ký ức đẹp của gia đình nên sẽ giữ gìn nó như một phần quan trọng của cuộc đời mình, đây cũng là cách tôi truyền lại nét văn hóa truyền thống của người Dao tuyển cho thế hệ sau.
Sống vui vẻ bên người thân, gia đình trong ngôi nhà mộc mạc.
Với những nỗ lực đóng góc công sức, nỗ lực cống hiến vì quê hương, ông Phàn A Cắng vinh dự nhận nhiều giấy khen của xã, của huyện, gần đây nhất ông được Chủ tịch Ủy ban Mặt trân Tổ quốc Viêt Nam tỉnh Lào Cai tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023”.
Đây là phần thưởng xứng đáng, kịp thời động viên ông Cắng tiếp tục dành những năm tháng tuổi già, không ngừng cống hiến công sức, trí tuệ, kinh nghiệm sống và trên hết là tấm gương sáng, là “cầu nối” giữa ý Đảng với lòng dân đồng thuận, chung sức xây dựng thôn Ná Lùng ngày một đổi mới, trở thành điểm sáng của xã biên giới Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.
Bãi biển Nha Trang và Vũng Tàu lọt tốp 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
|
Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
|
Nguồn bài viết : Loto kép