Khánh Hòa cấp thiết phục hồi vịnh Nha Trang
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030, trong đó xác định việc giữ gìn, phục hồi rạn san hô ở vịnh Nha Trang, vùng biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, lâu dài của tỉnh và TP. Nha Trang.
|
Đưa một thủy thủ tàu nước ngoài bị thương vào điều trị tại Nha Trang
Nạn nhân Jamandron Mafred Tagle là thủy thủ trên tàu BERGE DAISEN mang quốc tịch Panama, Số IMO: 9675652 đang trong hành trình từ Nhật Bản đi Singapore để nhận hàng.
|
Thả các cá giống, hải sâm cát xuống biển vịnh Nha Trang. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Ngày 4/6, trong khuôn khổ chương trình Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa 2023 và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (ngày 1-8/6), Ban Quản lý vịnh Nha Trang phối hợp với Câu lạc bộ Vịnh đẹp Nha Trang tổ chức Lễ hội thả tái tạo nguồn lợi thủy sản và trồng phục hồi rừng ngập mặn tại một số khu vực của vịnh Nha Trang.
Theo đó, có 12.000 con giống, gồm 7.000 con cá bè vàng, 2.000 con cá chim và 3.000 con hải sâm cát đã được thả tại 3 địa điểm, gồm Khu Bảo tồn biển Hòn Mun, Bến Du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang và vùng mặt nước Vạn San Đảo tại Vega City Nha Trang.
Bên cạnh đó, những người tham gia lễ hội đã trồng 1,4ha đước tại khu vực Đầm Bấy (phường Vĩnh Nguyên) và 0,6ha đước ở ven sông Tắc (xã Phước Đồng), thành phố Nha Trang, nhằm phục hồi lại rừng ngập mặn từng hiện hữu ở đây.
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km2 với 19 hòn đảo lớn, nhỏ. Khu vực vịnh có khí hậu ôn hòa và quy tụ hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới như hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm có biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.
Tuy nhiên, những năm qua, do tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa diễn ra khá nhanh; việc khai thác, đánh bắt thủy sản tùy tiện, ô nhiễm môi trường… đã làm đa dạng sinh học biển trong vùng vịnh Nha Trang bị suy giảm.
Nhiều khu vực bãi, rạn san hô tự nhiên, rừng ngập mặn vốn là nơi sinh sản, cư trú của các loài thủy hải sản bị hủy hoại nghiêm trọng.
Do đó, việc thả bổ sung các loài thủy sản hàng năm vào vịnh Nha Trang cũng như phục hồi, mở rộng diện tích rừng ngập mặn tại nhiều khu vực phù hợp góp phần thiết thực tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước phục hồi các hệ sinh thái điển hình; tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực vịnh.
Quảng Bình tăng cường nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Ngày 07/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Công văn số 1629/UBND-KT để ngăn chặn tình trạng sử dụng điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ cấm để khai thác thuỷ sản cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến với ngư dân, chủ tàu cá, đối tượng có liên quan.
|
Tăng cường hiệu quả giám sát và truy xuất nguồn gốc thủy sản
Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), thời gian qua ngành thủy sản và 28 địa phương ven biển đã có những nỗ lực tích cực trong việc hoàn thiện khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu và nhất là chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.
|
Nguồn bài viết : Việt Nam có báo nhiều casino