Việt Nam - Singapore: Kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số

2024-12-20 19:18:23
Mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ/tháng sử dụng các nền tảng số Việt Nam
Mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ/tháng sử dụng các nền tảng số Việt Nam, tăng 4,67% so với tháng 1-2022 và tăng 11,44% so với tháng trước.
“Cầu nối” nền kinh tế Việt Nam – Lào
Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (LaoVietBank) đã được thành lập năm 1999 trên cơ sở sự hợp tác liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào đại chúng (BCEL). Sự ra đời của LaoVietBank vừa hoạt động kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị là “cầu nối” giữa 02 nền kinh tế Việt Nam – Lào.
Tổng thống Cộng hòa Singapore Halimah Yacob (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ XIII và là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Singapore kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023.

Quan hệ Đối tác chiến lược phát triển tốt đẹp

Trong những năm qua, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore phát triển tốt đẹp. Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hai bên vẫn duy trì trao đổi đoàn, thư/điện mừng/thăm hỏi, tiếp xúc cấp cao và các cấp.

Bộ Ngoại giao đã chủ trì thu xếp nhiều cuộc hội đàm trực tuyến giữa lãnh đạo hai bên. Hợp tác kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội không ngừng được mở rộng. Hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp song phương, trong đó có cơ chế Hội nghị Bộ trưởng về kết nối hai nền kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao.

Năm 2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế hai nước bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng, hai bên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp; trong đó, nổi bật là chuyến thăm cấp Nhà nước đến Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (từ 24-26/2/2022) với nhiều kết quả thực chất. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố báo chí chung về “Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược và hợp tác cùng phục hồi”; ký kết 5 văn kiện hợp tác cấp Trung ương về quốc phòng, thương mại, kinh tế số, sở hữu trí tuệ, giao lưu nhân dân. Cùng với đó là 28 hợp đồng, bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Singapore, tổng trị giá trên 11 tỷ USD trong các lĩnh vực thương mại, đổi mới sáng tạo, phát triển khu công nghiệp thông minh, hạ tầng sân bay, logistics, năng lượng tái tạo, xây dựng trường học, môi trường…).

Ngoài ra còn nhiều chuyến thăm cấp cao đem lại hiệu quả đáng kể cho quan hệ hai nước như: Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin thăm chính thức Việt Nam từ 18-20/5/2022; Phó Thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt thăm chính thức Việt Nam từ 11-15/9/2022.

Hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Singapore thời gian qua được đẩy mạnh. Chủ tịch Quốc hội hai bên đã tổ chức Hội đàm trực nhằm thảo luận thực chất về hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Quốc hội dịp Chủ tịch Quốc hội Singapore thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2022.

Bên cạnh hợp tác chính trị với sự tin cậy cao, hợp tác kinh tế tiếp tục được coi là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Ngay khi cơ bản kiểm soát được đại dịch COVID-19, từ tháng 3/2022, Việt Nam và Singapore đã sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại với nhau, nối lại đường bay thương mại. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021; trong đó, xuất khẩu đạt mức 4 tỷ USD, nhập khẩu đạt mức 4,3 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2020. Kim ngạch thương mại tính đến hết tháng 9/2022 đạt 6,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN vào Việt Nam, đứng thứ 2/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam). Tính đến 20/8/2022, các nhà đầu tư Singapore có 2.974 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 69,9 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư. Theo lĩnh vực, Singapore đã đầu tư vào 18 ngành, trong đó tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Theo địa bàn, Singapore có dự án đầu tư tại 50/63 tỉnh, thành của Việt Nam; dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh với 1.561 dự án, Hà Nội đứng hai với 471 dự án, thứ ba là Bình Dương với 278 dự án, tiếp theo là Bắc Ninh, Long An, Quảng Nam, Long An.

Tính đến cuối năm 2021, các nhà đầu tư Singapore đã tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 11 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) ở Việt Nam, với tổng diện tích khoảng 7.517 ha. Các khu công nghiệp có vốn đầu tư của Singapore đều đi vào hoạt động, có tỷ lệ lấp đầy khoảng 83,2%, thu hút được gần 1.000 dự án với hơn 80% là dự án đầu tư nước ngoài; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 18,1 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 300.000 lao động trực tiếp.

Về phía Việt Nam, tính đến tháng 7/2022, Việt Nam có 136 dự án đầu tư sang Singapore còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 538 triệu USD. Các dự án tập trung vào các lĩnh vực: Khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; thông tin truyền thông; công nghiệp chế biến, chế tạo…

Về giao thông vận tải, Singapore là một trong những thị trường hàng không có tầm quan trọng đặc biệt với Việt Nam với dung lượng hành khách đến Việt Nam đứng thứ 6 theo số liệu năm 2019. Hiện nay các hãng hàng không Việt Nam - Singapore đã cơ bản khôi phục chuyến bay thương mại thường lệ chở khách giữa hai nước. Hợp tác trên các lĩnh vực khác như an ninh - quốc phòng, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, tài nguyên - môi trường, pháp luật - tư pháp giữa hai nước tiếp tục được tăng cường.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hai bên phối hợp chặt chẽ trong hợp tác phòng, chống dịch. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam. Tháng 9/2021, Singapore đã tặng Việt Nam nhiều trang thiết bị y tế quan trọng. Tháng 3/2022, Chính phủ Singapore viện trợ 122.400 liều vaccine cho Việt Nam.

Hiện nay, cộng đồng người Việt tại Singapore có khoảng 13.000 người, trong đó có khoảng 7 nghìn học sinh, sinh viên; hơn 1 nghìn nghiên cứu sinh, trí thức; hơn 2,5 nghìn cô dâu Việt; hơn 2,5 nghìn lao động (khoảng 2.500). Nhìn chung người Việt tại Singapore là cộng đồng trí thức, tuân thủ tốt luật lệ sở tại, hướng về quê hương đất nước.

Cụ thể hóa kết quả hợp tác Việt Nam - Singapore

Đánh giá về mục đích, ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Singapore Halimah Yacob, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết: Chuyến thăm nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược đã được hai nước ký kết cách đây hơn 9 năm; đồng thời, cụ thể hóa kết quả hợp tác giữa nước trong thời gian qua.

Đánh giá về triển vọng hợp tác giữa hai nước sau chuyến thăm, Đại sứ Mai Phước Dũng bày tỏ kỳ vọng, trong khuôn khổ chuyến thăm, hai nước sẽ ký kết hiệp định về đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo do Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng đối với lĩnh vực này, trong khi đó Singapore đang tìm kiếm nguồn cung trong khu vực.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, theo chương trình, Tổng thống Singapore Halimah Yacob sẽ đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ đón chính thức, hội đàm với Chủ tịch nước và chứng kiến lễ ký kết; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cùng với đó, Tổng thống Singapore Halimah Yacob sẽ tiếp Bí thư Thành ủy Hà Nội; thăm Khu công nghiệp VSIP1, làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và một số hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Singapore Halimah Yacob sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt như chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế, đầu tư, lao động, công nghệ…; đặc biệt là đưa hợp tác kết nối hai nền kinh tế Việt Nam -Singapore hướng tới tầm cao mới là “kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số”.

Chủ tịch Quốc hội: Cần tính toán cơ cấu tín dụng để đưa vốn vào nền kinh tế thực
Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững
Top