Việt kiều chia sẻ cách đưa hàng Việt Nam sang Lào

2025-01-17 20:38:05
Thủ tướng Lào kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
Tỉnh Sơn La và Xaysomboun khánh thành Công viên hữu nghị

-Thành lập từ năm 2010, đến nay đã trải qua 3 nhiệm kỳ. Hôi doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã khẳng định vị thế uy tín của Hội đối với nước sở tại?

Hiện hội có 200 doanh nghiệp là thành viên bao gồm doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, doanh nghiệp của người Lào gốc Việt. Các thành viên trong hội cùng nhau hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Lào, kêu gọi xúc tiến đầu tư giữa hai nước, là cầu nối hiệu quả vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đặc biệt giữa nhân dân hai nước.

Trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại đây, các doanh nghiệp Việt Nam luôn chấp hành và tuân thủ nghiêm pháp luật của Nhà nước Lào; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Lào; giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng chục nghìn người lao động...

ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

-Hiện nay, hàng Việt Nam có mặt tại Lào như thế nào?

Hàng Việt Nam ở Lào đứng thứ 2 sau Thái Lan, được người Lào yêu thích, hơn cả hàng Trung Quốc. Ví dụ: Thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, tăm bông, văn phòng phẩm, trà thảo dược, thuốc đông dược… Đặc biệt văn phòng phẩm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Lào.

Thái Lan đang có nhiều thuận lợi đưa hàng sang Lào. Trong khi đó, hàng Việt Nam đưa sang Lào có những hạn chế. Thứ nhất, chi phí vận chuyển Việt Nam – Lào cao nên giá thành chưa cạnh tranh với các nước khác. Bao bì chữ Việt, người Lào đọc không hiểu. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, phân phối xuất khẩu hàng sang Lào chưa có sự kiên trì trong vấn đề làm thị trường. Lào là thị trường dung lượng bé nhưng trải rộng về địa lí. Cần phải kiên trì, chấp nhận làm nhỏ sau đó phát triển dần dần.

-Theo ông cần phải làm gì để hàng Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Lào?

Chất lượng hàng Việt Nam tương đương với hàng Thái Lan, thậm chí cạnh tranh hơn hàng Thái Lan về giá. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam cần có cơ chế ưu đãi đưa hàng Việt sang Lào. Các hoạt động xúc tiến thương mại cần đi vào thực chất hơn nữa, cụ thể là kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Lào.

Thị trường Lào nhỏ, nên cần sự kiên trì của các doanh nghiệp trong việc làm thị trường tại Lào. Không nên làm một thời gian rồi bỏ. Khi sang Lào cần hiểu văn hoá, cách làm việc của người Lào. Tốt nhất nên hợp tác với các doanh nghiệp Lào gốc Việt, kiều bào Việt cùng nhau làm thị trường.

Thúc đẩy giao thông hai nước, kết nối đường sắt Lào- Việt, đẩy mạnh đầu tư đường bộ tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.

Ở Lào có các sản phẩm chế biến từ bò, gà rất tốt. Nhưng trong danh mục các nước được phép xuất khẩu những sản phẩm từ động vật vào Việt Nam không có Lào. Chính vì thế tôi mong muốn Việt Nam có thể cho phép nhập khẩu các sản phẩm từ động vật của Lào.

-Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Hội hữu nghị Việt Nam, Lào chung tay kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trẻ hai nước
Tăng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia

Nguồn bài viết : XS Mega Chủ Nhật

Top