Khai giảng Lớp học tiếng Việt cho trẻ em người Việt tại Nhật Bản |
Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản |
Cách đây 8 năm, cô Lưu Sally (Nguyễn Thị Lưu), Phó Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Thụy Điển, Chủ tịch Hội người Việt tại vùng Östergötland dù bận rộn với công việc kinh doanh nhà hàng, nhưng vẫn quyết định tham gia dạy tiếng Việt cho con em người Việt tại thành phố Linköping, vùng Östergötland.
Lớp học tiếng Việt do cô tổ chức diễn ra tại Trường Trung học Cơ sở Elsa Brandstrom. Đây là nơi các em học sinh người Việt học tiếng mẹ đẻ từ 30-60 phút mỗi ngày sau khi hoàn thành chương trình học chính khóa. Đồng hành cùng cô trong nhiệm vụ này là ông Lê Sơn Hà, Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Thụy Điển.
Lớp học tiếng Việt của cô Lưu Sally hôm 18-9-2024 |
Cô Sally chia sẻ rằng, việc dạy tiếng Việt không chỉ là dạy chữ, mà còn là cách giúp các em hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam. "Khi mới bắt đầu, chỉ cần nghe các em nói được vài câu tiếng Việt, dù chưa rõ ràng, tôi cũng cảm thấy rất vui và hạnh phúc," cô tâm sự.
Đối với cô, mỗi bước tiến của học trò là niềm động viên lớn lao, và cô cảm thấy tự hào khi thấy các em dần dần hòa nhập vào cả hai môi trường văn hóa.
Không chỉ được sự ủng hộ của cộng đồng, lớp học của cô Sally còn nhận được sự đánh giá cao từ bà Sabina Carlsson, Phó Hiệu trưởng Trường Elsa Brandstrom. Bà Carlsson nhấn mạnh rằng, việc học tiếng mẹ đẻ là rất quan trọng đối với học sinh nước ngoài tại Thụy Điển: "Nhà trường luôn tạo điều kiện để các em tham gia lớp học tiếng Việt, cùng với 15 ngôn ngữ khác mà nhà trường đang giảng dạy”. Bà cho biết thêm: “Điều này không chỉ giúp các em tiếp cận tốt hơn với chương trình học mà còn tạo điều kiện để các em giữ vững bản sắc văn hóa của mình”.
Các em học sinh tại lớp học tiếng Việt |
Ngày 18 tháng 9 vừa qua, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, đã có dịp đến thăm lớp học của cô Sally. Bà rất xúc động trước tinh thần nỗ lực của cả cô và trò trong việc giữ gìn tiếng Việt nơi đất khách.
Bà Mai chia sẻ: "Tiếng Việt còn, dân tộc còn. Dù các em có sinh sống ở bất kỳ đâu, các em vẫn là người Việt Nam, và cần phải giữ gìn tiếng Việt. Điều này sẽ giúp các em học thêm ngôn ngữ khác một cách tự nhiên và hiệu quả hơn."
Trong buổi gặp gỡ, một học sinh đã bày tỏ mong muốn được hỗ trợ sách Tiếng Việt và tập viết chữ ô-ly, như cách học sinh tại Việt Nam vẫn thường học và luyện chữ. Điều này giúp các em cảm thấy như đang học trong môi trường giáo dục tại quê nhà, gần gũi và thân thuộc hơn. Bà Mai nhận định rằng, giữ gìn tiếng Việt không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mà cần sự chung tay từ cả cộng đồng và sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Động viên kiều bào phấn đấu vươn lên, vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào Đó là lời đề nghị của ông Trần Đức Hiển, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho kiều bào và người dân Lào tại huyện Boulapha, tỉnh Khăm Muồn - Lào. |
TPHCM luôn sẵn lòng hỗ trợ các tỉnh về công tác kiều bào Đây là phát biểu của bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (UBNVNONN) tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình phối hợp về công tác đối ngoại nhân dân đối với người Việt Nam ở nước ngoài. |