50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào đầu tháng 6 |
Điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật Bản: “Tôi truyền lại kỹ năng nghề cho bạn trẻ ở quê nhà” |
Đây là lần thứ 6 cuộc thi Năng lực tiếng Việt được tổ chức. Năm nay, cuộc thi diễn ra trong khuôn viên của Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Nhật Bản.
Cuộc thi thu hút tổng cộng 789 lượt thí sinh tham dự ở nhiều độ tuổi khác nhau đến từ khắp các địa phương ở Nhật Bản. Nhiều thí sinh ở các tỉnh xa đã đáp tàu Shinkansen đến Tokyo sáng 18/6 để tham dự kỳ thi. Độ tuổi trung bình của thí sinh là khoảng 40 tuổi, trong đó thí sinh cao tuổi nhất là 82 tuổi và trẻ tuổi nhất là một học sinh phổ thông 12 tuổi đăng ký thi cấp độ 3.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt dành cho người Nhật được chia thành 6 cấp độ. Các cấp độ này được phân loại dựa trên tiêu chuẩn của kỳ năng lực tiếng Nhật của Nhật Bản đã phổ cập trên toàn thế giới, trong đó cấp độ cao nhất là cấp độ 1.
Một phòng thi cấp độ 3 của Kỳ thi năng lực tiếng Việt 2023 (Ảnh: TTXVN). |
Mức lệ phí thấp nhất là của cấp cận 6 với số tiền 3.000 yen (khoảng 498.000 đồng), tiếp đó cấp 6 là 3.500 yen, cấp 5 là 4.500 yen, cấp 4 là 5.500 yen, cấp 3 là 6.500 yen, cấp 2 là 8.000 yen.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho những thí sinh còn do dự, chưa xác định được năng lực tiếng Việt của mình chính xác ở cấp độ nào, các thí sinh được phép đăng ký thi hai cấp độ với mức lệ phí ưu đãi hơn. Mức lệ phí cho một thí sinh thi hai cấp độ 2+3 là 14.500 yen (2 triệu đồng), cấp độ 3+4 là 12.000 yen, cấp độ 4+5 là 10.000 yen, cấp độ 5+6 là 8.000 yen và cấp độ 6 + cận 6 là 6.500 yen.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt của Hiệp hội Phổ cập, Giao lưu Ngôn ngữ các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản được tổ chức định kỳ hàng năm với mục đích chuẩn hóa tiếng Việt và truyền bá tiếng Việt tại Nhật Bản. Theo kế hoạch, kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 16/6/2024. |
Thí sinh Ryoko, là một phiên dịch tiếng Việt từng có một năm sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong kỳ thi năm ngoái đã không đỗ được cấp 3 nên năm nay tiếp tục đăng ký thi cấp độ này. Ryoko rất muốn được quay lại Việt Nam vì người dân rất hiền hòa và hay giúp đỡ người khác.
Anh Isaka, 31 tuổi, cho biết có dự định làm việc tại Việt Nam và anh đang rất háo hức chuẩn bị cho chuyến đi Việt Nam đầu tiên dự kiến trong năm nay.
Các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi (Ảnh: Nguyễn Tuyến/PV TTXVN tại Nhật Bản). |
Chủ tịch Hiệp hội Phổ cập, Giao lưu Ngôn ngữ các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản, ông Fujino Masayoshi bày tỏ vui mừng khi rất nhiều thí sinh sau khi đã đỗ kỳ thi năm ngoái thì năm nay tiếp tục đăng ký dự thi ở cấp cao hơn. Điều này cho thấy các thí sinh tiếp tục nâng cao năng lực tiếng Việt của mình và đã tin tưởng chọn kỳ thi của hiệp hội để xác định trình độ.
Người trồng xoài Đồng Tháp sẽ được hỗ trợ kết nối thị trường, nâng cao kỹ năng bán hàng Tối 28/4, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức khai mạc Lễ hội Xoài Đồng Tháp năm 2023, với chủ đề “Nâng tầm vị thế”. Tại buổi lễ, Hội Ngành hàng Xoài Đồng Tháp đã chính thức ra mắt. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp sẽ góp phần hỗ trợ bà con nông dân trong hoạt động trồng trọt, sản xuất, kết nối thị trường, nâng cao kỹ năng bán hàng, tiếp cận kênh phân phối hiện đại, gắn kết người nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước... |
Cuộc thi “Tiếng Việt giàu đẹp” thu hút sự quan tâm của sinh viên tại LB Nga “Tiếng Việt giàu đẹp” - cuộc thi về tiếng Việt được tổ chức tại thành phố Kazan (LB Nga) trở thành sân chơi trí tuệ bổ ích, lành mạnh, đồng thời giúp lưu học sinh Việt Nam và quốc tế có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi và trao đổi kiến thức về tiếng Việt. |