Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch TP.HCM |
Học sinh, sinh viên Cần Thơ được Nhật Bản hỗ trợ cải thiện điều kiện học tập |
Cơ hội phát triển thương mại hai chiều
Theo ông Mai Ngọc Thái - Giám đốc Công ty Vinaconex Mart: Thị trường bán lẻ 24h của Việt Nam còn non trẻ và chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia trong khi Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm, thế mạnh ở lĩnh vực này. Vinaconex Mart mong muốn tìm những sản phẩm hợp lý, những mô hình hiệu quả của Nhật Bản áp dụng vào thị trường bán lẻ 24h của Việt Nam. Ông Thái cho biết, Vinaconex Mart mong muốn đưa những sản phẩm tốt của Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản và có thể hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, doanh nghiệp Nhật Bản trên phương diện thương mại hai chiều.
Ông Bùi Văn Thiềng - Giám đốc công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ hiện nay sản phẩm Bia 333 của công ty cổ phần Bia Sài Gòn đã tiếp cận thị trường Nhật Bản dù thị phần chưa nhiều. Ông Thiềng bày tỏ mong muốn xuất khẩu bia Việt qua Nhật và cho biết bia Việt đã đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn được hưởng ưu đãi về giá khi xuất khẩu.
Vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị Nhật Bản (Ảnh: KT). |
Ông Mori Kazuki - Giám đốc Food Force chia sẻ doanh nghiệp của ông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các loại thực phẩm Việt Nam tại Nhật Bản và phát triển với thương hiệu Vietnam Deli. Concept của thương hiệu là hương vị truyền thống Việt Nam đích thực nhưng được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Food Force đã nhập khẩu một số sản phẩm của Việt Nam để phục vụ cho sản xuất chế biến thực phẩm như nước mắm, cà phê... Mục tiêu của Food Force là đưa sản phẩm Việt Nam đến với chuỗi siêu thị tại Nhật Bản. Food Force mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan để thực hiện mục tiêu này, qua đó góp phần gắn kết quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thông qua ẩm thực.
Quan tâm đến đề xuất của ông Thiềng, ông Mori Kazuki - Giám đốc Food Force thông tin, thị trường bia Nhật giàu tiềm năng và tới đây sẽ hướng tới phát triển dòng bia không cồn, bia ít cồn. Ông Mori Kazuki cho biết sẽ trao đổi cụ thể về việc hợp tác sản xuất, phát triển bia Việt tại thị trường Nhật với công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ.
Hợp tác hỗ trợ người lao động
Ông Vũ Minh Phú - Tổng giám đốc Công ty Vinaconex MEC cho biết nhu cầu của lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật rất lớn, đây là cơ hội cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, tiếp nhận nhân lực. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều thiếu sót trong chất lượng lao động cũng như vấn đề tổ chức, phối hợp, dẫn đến khó khăn cho các bên liên quan cũng như đưa đến tình cạnh tranh không bình đẳng. Vinaconex MEC mong muốn sẽ phát triển thêm lĩnh vực cung ứng lao động chất lượng cao từ Việt Nam sang Nhật Bản, có những mô hình hợp tác hiệu quả hơn giữa các doanh nghiệp.
Đại diện Công ty Vinaconex MEC đề xuất Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản sẽ phát triển thêm những hội viên có nhu cầu tiếp nhận người lao động Việt Nam. Đồng thời, Hiệp hội đóng vai trò thiết thực hơn trong việc hỗ trợ và phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới là đầu mối tiếp nhận các thông tin liên quan đến vấn đề người lao động Việt Nam ở Nhật Bản. Khi đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản khi có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam có thể trực tiếp liên lạc với Hiệp hội.
Đồng tình, nhiều ý kiến doanh nghiệp tại Hội nghị cũng thống nhất rằng cần một địa chỉ tiếp nhận thông tin ở phía Nhật Bản và kết nối với doanh nghiệp Việt Nam để có nhiều hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực hơn cho lao động Việt Nam khi sang làm việc tại Nhật Bản.
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Duy Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Việt - Nhật cho biết: những trao đổi, chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp tại tọa đàm đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các bên.
“Người có thị trường, người có chuỗi phân phối, người có sản phẩm… khi hợp tác với nhau tất cả cùng có lợi. Mặt khác, với năng lực cũng như uy tín của các bên và bằng những sự kết hợp như doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam hay ngược lại Việt Nam phát triển hàng hóa ra thị trường Nhật Bản sẽ góp phần tăng thêm niềm tin, uy tín của Hiệp hội. Người Nhật cũng sẽ thấy được giá trị kết nối của Hiệp hội. Do đó, Hiệp hội cần xây dựng các đầu mối thường xuyên kết nối chia sẻ thông tin, khớp nối nhu cầu của nhau, bổ sung thế mạnh cho nhau”, ông Dũng phát biểu.
Ông Bùi Khắc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Giám đốc Trung tâm hợp tác Việt – Nhật (VJCC) cho biết, thời gian tới Trung tâm sẽ phối hợp tổ chức nhiều hội nghị giao lưu xúc tiến thương mại Việt Nam – Nhật Bản để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin tiến tới hợp tác cùng phát triển…
Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao công nghệ |
Khảo sát của JETRO: 60% doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng mở rộng hoạt động tại Việt Nam |