Tiếp tục chuyển biến mạnh hơn trong các lĩnh vực lao động, xã hội, người có công |
Rà soát, thanh tra các cơ sở nuôi dưỡng, bảo đảm quyền trẻ em |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD chia sẻ: “Doanh nghiệp đảm bảo việc làm thoả đáng không chỉ là đáp ứng các tiêu chí để kinh doanh, xuất khẩu, mà còn là trách nhiệm, là chiến lược để đảm bảo việc vận hành kinh doanh, đảm bảo sự gắn bó của nhân sự doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp. Đầu tư vào những người làm việc của doanh nghiệp, chính là đầu tư vào sự bền vững của doanh nghiệp”.
Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu khai mạc sự kiện. |
Ông Mattias Forsberg, chuyên gia cấp cao về quyền trẻ em và kinh doanh, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển cho hay: "Các lao động trẻ cũng là các đối tượng dễ bị tổn thương và cần nhiều sự quan tâm từ phía nhà tuyển dụng. Họ cũng là nhóm gặp nhiều rủi ro khi các nhà tuyển dụng thường ngần ngại. Chính phủ các nước cũng đã có nhiều nỗ lực để góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trẻ. Tuy nhiên, tôi luôn mong chờ những nỗ lực thực tế của tất cả chúng ta.”
Ông Mattias Forsberg, Chuyên gia cấp cao về Quyền trẻ em và kinh doanh, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển phát biểu tại hội thảo. |
Chia sẻ về vấn đề việc làm cho nhóm lao động trẻ, thanh thiếu niên, bà Lê Minh Thảo – Tư vấn về Quyền Trẻ em và Doanh nghiệp, UNICEF Việt Nam cho biết: “Các hình thức việc làm đang dần thay đổi khi mà cách thức làm việc thay đổi, hay cách xu thế kết nối, liên kết toàn cầu thay đổi. Điều này tạo ra sự chuyển đổi trong xu hướng việc làm và tuyển dụng, đồng thời thanh thiếu niên có thể thiếu hụt về kỹ năng. Việc đầu tư vào thế hệ trẻ là khoản đầu tư thông minh và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các bạn trẻ cũng cần chủ động nắm bắt các cơ hội, biết mình cần gì, muốn gì để có thể tiếp cận các cơ hội đến từ các doanh nghiệp.”
Phiên toạ đàm với chủ đề “Doanh nghiệp với việc hỗ trợ lao động trẻ, cha mẹ trẻ trong và sau đại dịch COVID-19” đã chia sẻ những thông tin thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo việc làm cho lao động trẻ và bố mẹ trẻ em.
Theo bà Nguyễn Ngọc Hằng - Quản lý đào tạo REACH miền Bắc, vấn đề việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong bối cảnh đại dịch là một thách thức lớn. "Tình hình kinh tế đang dần khôi phục tuy nhiên các bạn trẻ vẫn chưa sẵn sàng để quay trở lại Hà Nội vì chưa có định hướng việc làm. Những băn khoăn này vô cùng dễ hiểu đối với các bạn trẻ. Chính vì thế, Viện REACH tập trung vào việc vừa hỗ trợ khó khăn, vừa định hướng và hỗ trợ việc làm thay thế cho các bạn trẻ. Chúng tôi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để tuyển dụng, hỗ trợ và đảm bảo các quyền lợi về việc làm thoả đáng cho các thanh niên yếu thế", bà Hằng nói.
Ông Nguyễn Trần Trung - Quản lý Phát triển bền vững và CSR, NS BlueScope Vietnam chia sẻ về những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ nhóm yếu thế: “Với sứ mệnh hướng tới trách nhiệm xã hội, NS Bluescope sẽ kết nối nhóm F0 không cô đơn, nhóm lao động yếu thế và khoảng 10.000 lao động từng nhiễm COVID đến các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Riêng đối với NS Blue Scope và các đối tác, chúng tôi luôn cam kết tạo môi trường làm việc an toàn, phát triển tốt nhất cho lao động, để họ phát huy tối đa các tiềm năng của mình - điều này không chỉ là trách nhiệm, mà tạo nên uy tín, văn hoá, thương hiệu của doanh nghiệp”
Nhận định về xu hướng phối hợp giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, ông Châu Hoàng Mẫn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC) cho biết: “Doanh nghiệp đa phần quan tâm đến trẻ em hoặc các lao động trẻ thông qua hình thức từ thiện, hỗ trợ tạm thời chứ không tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em ví dụ tạo việc làm, tạo cơ hội cho các em thực hiện quyền của mình. Chúng ta cần phải có cái nhìn khác, cái nhìn của doanh nghiệp cho lao động trẻ.
Ngoài ra, việc kết nối giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội còn rất ít, chưa có kết nối lâu dài. Khi doanh nghiệp phối hơp với tổ chức xã hội để thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ trong bối cảnh Covid, doanh nghiệp có khả năng cao hơn trong việc “giữ chân” nhân viên, duy trì nguồn nhân sự bền vững khi nhân viên nhận thấy những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra là vô cùng cần thiết cho bản thân, con em và gia đình họ".
Ninh Bình: người ăn xin, trẻ em lang thang sẽ có nơi đón Tết |
Nhiều món quà sẽ đến với trẻ em nghèo trong chương trình "Mùa xuân cho em" |