Phát triển nông nghiệp để giảm nghèo bền vững |
Hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tại Mường Chà (Điện Biên) |
Theo bà Nguyễn Khánh Hòa, Chánh văn phòng TAND tỉnh Điện Biên: Đổi mới hình thức phiên tòa ở TAND hai cấp thời gian qua cho thấy, việc tranh tụng giữa kiểm sát viên với luật sư và những người tham gia tố tụng dân chủ, bình đẳng hơn. Tại phiên tòa, đặc biệt là phần tranh luận, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự được quyền trình bày ý kiến tranh luận của mình, được tham gia đối đáp với các ý kiến, quan điểm trái ngược với ý kiến, quan điểm một cách công bằng, dân chủ và khách quan.
Qua theo dõi các vụ án xét xử cho thấy, các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ để việc xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử. Tỷ lệ án hủy, sửa lỗi chủ quan của TAND hai cấp năm 2019 (tính từ 1/10/2018 - 1/10/2019) là 0,63%; 6 tháng qua là 0,92% đều thấp hơn tỷ lệ Quốc hội quy định đối với án hủy, sửa do lỗi chủ quan hàng năm của Tòa án.
Chuyển biến trong cải cách tư pháp của TAND hai cấp tỉnh Điện Biên trong thời gian qua thể hiện rõ nhất là việc bố trí phòng xử án theo mô hình mới, vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng, người tham gia đã được thay đổi. Hội đồng xét xử giữ vị trí là “trọng tài” xem xét quyết định, phân định trên cơ sở hoạt động tranh tụng của bên buộc tội và bên gỡ tội; nguyên đơn và bị đơn. Luật sư chính thức được ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát nhân dân trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Ðây không chỉ là sự thay đổi về hình thức phiên tòa, mà còn là sự thể hiện tinh thần đổi mới, cải cách tư pháp từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tranh tụng, coi tranh tụng là khâu đột phá.
Một phiên xét xử theo mô hình đổi mới tại TAND tỉnh Điện Biên. |
Cùng với đổi mới mô hình tổ chức phiên tòa, việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm cũng được coi là giải pháp đột phá trong công tác đổi mới phiên tòa theo theo tinh thần cải cách tư pháp.
Năm 2018 là năm đầu tiên hệ thống TAND tỉnh Điện Biên thực hiện chỉ đạo của TAND Tối cao về tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm. Ðể các phiên tòa rút kinh nghiệm ngày càng đi vào thực chất, có hiệu quả, TAND tỉnh đã đưa hoạt động này thành một trong những tiêu chí thi đua của các thẩm phán. Theo đó, mỗi năm một thẩm phán phải lựa chọn để chủ tọa xét xử ít nhất một phiên tòa rút kinh nghiệm. Năm 2020, chỉ tiêu được nâng lên từ 2 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên. Kết quả cho thấy, năm 2019 tổng số phiên tòa rút kinh nghiệm đã tiến hành đối với 48/49 thẩm phán (1 thẩm phán chưa tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm do đã có đơn xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu). 6 tháng qua, số thẩm phán đã tiến hành phiên tòa rút kinh nghiệm là 12/47 thẩm phán với 24 phiên tòa.
Từ tháng 10/2019, TAND tỉnh đã triển khai giải pháp đổi mới phiên tòa rút kinh nghiệm theo hình thức trực tuyến tại TAND hai cấp trong tỉnh. Ðến nay, đã có 1 đơn vị tòa án cấp tỉnh và 6/10 đơn vị tòa án cấp huyện lắp đặt và vận hành hệ thống camera truyền hình trực tuyến phiên tòa. Phiên tòa rút kinh nghiệm không chỉ tổ chức trong phạm vi nội bộ “khép kín” từng đơn vị mà được tổ chức công khai thông qua hệ thống camera trực tuyến, có sự giám sát của tất cả cán bộ có chức danh tư pháp trong TAND hai cấp và các thành phần tham dự. Việc khai thác triệt để các tiện ích, công năng của hệ thống truyền hình trực tuyến vừa tiết kiệm kinh phí, vừa khắc phục được các hạn chế, khó khăn của hình thức tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trước đây như: Thời gian đi lại, chờ đợi; tốn kém chi phí tổ chức phục vụ…
Với việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác cải cách tư pháp, thời gian qua, TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2019, TAND hai cấp đã thụ lý 2.749 vụ việc, giải quyết 2.695 vụ việc (đạt tỷ lệ 98%). 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hoạt động xét xử đã phải hoãn lại, tổng số vụ TAND hai cấp đã thụ lý 1.700 vụ việc, giải quyết 1.300 vụ việc, đạt tỷ lệ 76,5%. Trong đó, 100% bản án quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành đúng thời hạn luật định. |
Chuyện thoát nghèo của anh chàng người H’Mông nơi vùng biên Không chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, vất vả và đói nghèo anh Vàng A Là - một nông dân ở vùng đất biên giới ... |
Điện Biên, Quảng Trị tặng gạo và vật tư y tế hỗ trợ Lào chống dịch COVID-19 Tình hình dịch bệnh do COVID-19 bùng phát, tỉnh Điện Biên và Quảng Trị đã có hành động hỗ trợ vật tư y tế, tặng ... |
Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới và gắn với giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực phát ... |