Đặc sản Việt Nam có mặt tại Hội chợ quốc tế Algiers |
Cúng biển Mỹ Long - di sản văn hoá phi vật thể hơn 100 năm |
Nhiều món ăn từ mọi miền được quy tụ và lựa chọn để giới thiệu cho khách trong nước và quốc tế (Ảnh: Tổng cục Du lịch). |
Vừa qua, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024” tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, đề án sẽ thực hiện việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đây được xem là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế Việt Nam.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2022, đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam, từ đó xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương. Kết quả được công nhận bởi hội đồng chuyên môn của Hiệp hội, đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội.
Kết thúc giai đoạn 2022, Hiệp hội dự kiến phối hợp với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức sự kiện "Liên hoan 100 đặc sắc Việt Nam", quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Đến giai đoạn 2023, đề án dự kiến thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Qua đó, các món ăn tiêu biểu, đặc sắc mang tính vùng miền sẽ được chọn ra để xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp cùng các chuyên gia, tạo tiền đề đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.
Giai đoạn 2024, đề án sẽ triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành bản đồ ẩm thực Việt Nam, hướng đến xây dựng bảo tàng ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D. Cùng với đó là bảo tàng ẩm thực thực tế phục vụ du khách tham quan, thưởng thức món ăn đặc trưng của các vùng miền trên cả nước.
Đặc sản của hơn 50 tỉnh, thành góp mặt tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022 |
Đẩy mạnh hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản |