Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’ Làng nghề tăm hương Việt Nam đẹp rực rỡ dưới nắng hè Lịch sử làng cá Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) lý thú và hấp dẫn |
Ở Việt Nam, đâu đâu cũng có sen. Sen quấn quýt với bờ tre, ruộng lúa trên đồng bằng Bắc Bộ, sen nở dọc miền Trung hay sen mênh mông vùng Đồng Tháp Mười. Sen cũng xuất hiện đầy tự hào trong văn chương nghệ thuật, đầy dung dị trong lời ăn tiếng nói thường ngày: "Sen tàn, cúc lại nở hoa", "Nhụy vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nhưng để nói về làng sen một cách đầy tự hào và tôn kính trang nghiêm, thì làng sen quê Bác luôn được nhắc đến đầu tiên trong tâm khảm người Việt.
Làng sen - quê hương của bác Hồ kính yêu thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 16 km. Đây cũng là nơi mà dù là người Hà Nội hay Sài Gòn, người miền Bắc hay miền Nam đều mong được một lần đến thăm. Làng sen nằm trong Khu di tích Kim Liên và đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia theo Quyết định số 54VH/QĐ ngày 29/4/1979.
Bác Hồ sinh vào tháng 5 mùa hè. Không biết vô tình hay hữu ý, mà thời điểm đẹp nhất trong năm để thăm làng sen cũng vào tháng 5. Tháng 5 đầm sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát, mang lại một cảm giác dễ chịu xua tan đi cái oi bức, ngột ngạt của nắng gió khắc nghiệt miền Trung.
Ấn tượng đầu tiên khi đến với làng sen là ngay đầu làng có một hồ sen lớn, qua hồ sen là giếng Cốc. Tương truyền, thuở còn thơ ấu, Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè. Bất cứ ai đến với làng sen cũng phải dừng chân một hồi lâu ở nơi đây để ngắm cảnh và chụp ảnh lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp giản dị.
Tiếp đến là hàng rào xanh mát dẫn vào ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh đơn sơ cũng là nơi bác Hồ sinh sống cùng gia đình trong suốt những năm tháng tuổi thiếu niên (từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906).
Sau khi đậu Phó bảng tại khoa thi hội năm Tân Sửu 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội. Ngôi nhà này là do người dân làng Sen dùng quỹ công dựng lên mừng cụ đậu Phó bảng đem lại vinh dự cho cả làng.
Trong nhà có những đồ dùng giản dị cũng như bao nhiêu căn nhà bình dân Việt Nam khác, gồm tấm phản gỗ để nằm, chiếc chõng tre, chum sành đựng nước và cái chạn bát bằng tre… Trước ngôi nhà có hai cái sân nhỏ và một thửa vườn được vây quanh bằng hàng rào râm bụt.
Ngôi nhà lợp mái tranh đơn sơ đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác; là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc của Người. Sau 50 năm xa cách quê nhà, bôn ba đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, làm cách mạng đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Bác đã trở về thăm làng Sen 2 lần vào năm 1957 và năm 1961.
Ở làng Sen xưa có phần mộ của cụ Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác. Năm 1942, ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột của Bác) đã đưa hài cốt cụ bà an táng tại núi Động Tranh, cách làng Sen 5km. Từ chân núi leo lên khoảng 300 bậc đá là phần mộ của cụ bà (người dân Nghệ An đã xây lại phần mộ vào năm 1985). Phần mái che được xây bằng bê tông cách điệu như hình chiếc khung cửi – thuở sinh thời thân mẫu của Bác vẫn dệt cửi để nuôi con.
Xem thêm:
Hành trình 700 năm lịch sử của một làng nghề đóng tàu ở Nghệ An Làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) được biết đến là một làng nghề đóng thuyền có truyền thống lâu ... |
Làng lụa Vạn Phúc - từ làng nghề truyền thống đến điểm chụp ảnh "check in" của giới trẻ Làng lụa Vạn Phúc không chỉ mang vẻ đẹp của một làng nghề truyền thống nghìn năm tuổi mà còn là điểm du lịch hấp ... |
Thăm làng Chuông - nơi sản sinh nón lá đẹp nức tiếng Bắc Bộ Làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống đẹp nức tiếng vùng đồng bằng Bắc Bộ. |
Làng cổ Đường Lâm - nơi thương nhớ ở lại Với những người dân xứ Đoài mây trắng, làng cổ Đường Lâm là niềm tự hào không có gì có thể thay thế. Còn với ... |