Nghị quyết về an ninh lương thực toàn cầu được Liên Hợp Quốc thông qua không cần bỏ phiếu

2025-01-17 20:38:20
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thúc đẩy quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam trong thúc đẩy chuyển đổi năng lượng

Nghị quyết có tiêu đề "Tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu" đã được Đại hội đồng thông qua mà không cần bỏ phiếu.

Cụ thể, Nghị quyết có tiêu đề "Tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu" đã được Đại hội đồng thông qua mà không cần bỏ phiếu, trong đó hiện thực hóa sáng kiến của Tổng thư ký LHQ về việc thành lập Nhóm Ứng phó khủng hoảng toàn cầu về lương thực, năng lượng và tài chính.

Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ và các bên liên quan cần duy trì chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm; nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ cho các thị trường mở cửa, hoạt động thương mại thông suốt với các mặt hàng thực phẩm, nhiên liệu, phân bón và các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hạn chế tích trữ lương thực và hàng hóa.

Một số điều khoản khác của nghị quyết kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có nhóm G7 và G20 cần đặt an ninh lương thực toàn cầu trở thành mối ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự của các nhóm này. Đồng thời hỗ trợ các nỗ lực đa phương trong việc tìm kiếm các giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra.

Hiện nay, an ninh lương thực đang là một trong những chủ đề trọng tâm trong các chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc. Trong chưa đầy 1 tuần, đã có tới 3 cuộc họp liên quan đến vấn đề này, 2/3 cuộc họp đã được đưa ra bàn thảo ở những cơ quan quyền lực nhất là Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ.

Hệ thống an ninh lương thực, đặc biệt là thị trường nông sản thế giới đã có những biến động lớn và để lại nhiều hậu quả khôn lường không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn về thương mại và chất lượng cuộc sống của người dân tại nhiều nơi trên thế giới.

Ngày 28/3, phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo, xung đột ở Ukraine không những tạo ra “thảm họa chồng thảm họa” mà còn có tác động toàn cầu, vượt ra khỏi những gì mà nhân loại chứng kiến kể từ Thế chiến II.

Theo ông Beasley, trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, WFP đã nỗ lực để đảm bảo lương thực cho khoảng 125 triệu người cần hỗ trợ trên khắp thế giới. Thế nhưng, cơ quan này bắt đầu phải cắt giảm khẩu phần của họ, bởi chi phí thực phẩm, nhiên liệu và vận chuyển đều tăng cao.

Giá lương thực toàn cầu đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số tiêu chuẩn của Liên hợp quốc đã tăng hơn 40% trong hai năm. Năm vừa qua, giá lúa mì tăng 69%. Giá ngô và lúa mạch tăng lần lượt 36% và 82%. Một số quốc gia còn thực hiện bảo vệ nguồn cung lượng thực của chính họ, làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói toàn diện.

Những tháng tới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) ước tính giá lương thực có thể tăng tới 20%, mức tăng đột biến có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

OPPO làm gì để kỷ niệm một cách thiết thực Ngày nâng cao nhận thức về khả năng tiếp cận toàn cầu năm nay?
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tuyên Quang được xây dựng theo một mô hình tinh gọn, hiệu quả

Nguồn bài viết : Xóc Đĩa

Top