KINH TẾ - XÃ HỘI

Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”

2024-12-21 12:55:34
Tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho người dân huyện Bảo lâm (Lâm Đồng)
Tại xã B’Lá và Lộc Nam (Bảo Lâm), Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng vừa tổ chức 4 lớp tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình thuộc Dự án “Trao quyền cho phụ nữ kém may mắn” do Đại sứ quán Trung Quốc tài trợ.
Chủ tịch Cần Thơ chỉ đạo tăng cường kỷ luật hành chính, chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch
Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa có văn bản yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị là công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp trong phòng, chống dịch.

Dự thảo Luật Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến, hoàn thiện.

Góp ý xây dựng dự thảo Luật, các tổ chức thành viên Mạng lưới CRG cho rằng, việc sửa đổi Luật Phòng chống BLGĐ hiện hành sẽ góp phần hoàn thiện thể chế về công tác PCBLGĐ theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Mạng lưới CRG đưa ra 7 khuyến nghị cho Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi).

Mạng lưới CRG cũng đưa ra 7 khuyến nghị cho dự thảo Luật. Thứ nhất, cần nhìn nhận nguyên nhân sâu xa của BLGĐ và bạo lực giới nói chung là xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới, định kiến giới, định kiến thứ bậc trong gia đình; sự thiếu hụt về kỹ năng của cha mẹ, người chăm sóc trẻ để đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề BLGĐ phù hợp, hiệu quả hơn.

Thứ hai, cần giải thích thêm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”, quy định cụ thể và đầy đủ hơn các loại hành vi BLGĐ, bao gồm cả các hành vi trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em; các hành vi xâm hại tình dục trẻ em (theo quy định tại các Điều 142, 144, 145, 146, 147 Bộ luật hình sự); các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định tại các Điều 22, 27, 28, 29, 30 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 và các hành vi vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 56, 57 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

Thứ ba, trong dự thảo Luật cần có các quy định đặc thù, thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, đặc điểm cá nhân,... với các trường hợp người bị bạo lực là trẻ em và người gây ra bạo lực là trẻ em, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý người có hành vi BLGĐ cũng như các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, phục hồi cho người bị bạo lực; phòng ngừa tái diễn các hành vi bạo lực. Riêng đối với trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý thì cần quan tâm tới việc học tập và bảo vệ bí mật đời tư cho trẻ, bảo đảm trẻ được phục hồi, tái hòa nhập và phát triển toàn diện sau khi bị bạo lực.

Thứ tư, cần chú trọng các biện pháp phòng ngừa BLGĐ (bao gồm cả phòng ngừa hành vi BLGĐ xảy ra và phòng ngừa tái diễn hành vi BLGĐ). Đồng thời với các biện pháp xử lý người có hành vi BLGĐ cần ưu tiên áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để giúp họ nâng cao nhận thức về hậu quả, tác hại của BLGĐ, trang bị cho họ các kỹ năng để thay đổi hành vi ứng xử, sử dụng các biện pháp phi bạo lực để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; áp dụng phương pháp giáo dục tích cực thay vì các biện pháp giáo dục “dựa trên nỗi sợ”, kỷ luật theo kiểu “trừng phạt” trẻ em.

Thứ năm, cần có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề BLGĐ nói chung, BLGĐ đối với trẻ em nói riêng để thay đổi những quan niệm mang tính “chấp nhận”, “cổ vũ” cho BLGĐ và mang tính định kiến giới như: “thương cho roi cho vọt”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “tam tòng tứ đức”, “đàn ông là trụ cột trong gia đình,...

Thứ sáu, cần chú trọng nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống BLGĐ, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng chống BLGĐ từ cấp Trung ương tới cấp địa phương.

Thứ bảy, thúc đẩy hơn nữa việc xã hội hóa, khuyến khích và huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư vào công tác phòng chống BLGĐ.

Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (Child Right Governance – viết tắt là CRG) được thành lập từ năm 2016 là tập hợp của hơn 100 tổ chức, nhóm xã hội, cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam. Viện MSD hiện đang là điều phối quốc gia của Mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em. Với mong muốn thúc đẩy thực thi hiệu quả hơn nữa quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bạo lực, bóc lột, Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em đã thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực, kết nối, hợp tác, giám sát việc thực hiện QTE và cùng tham gia vận động chính sách các vấn đề về trẻ em.
Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện chính sách trong đề nghị 6 luật sửa đổi
Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các chính sách trong đề nghị xây dựng: Luật Giá (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
UNFPA đưa ra tuyên bố về chấm dứt bạo lực trên môi trường mạng
Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ 25/11/2021, Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sỹ Natalia Kanem đã đưa ra tuyên bố về chấm dứt bạo lực trên môi trường mạng.
Top