KINH TẾ - XÃ HỘI

Mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú nâng bước học sinh nghèo đến trường

2024-12-21 12:55:47
Huyện nghèo biên giới Mường Nhé khánh thành điểm trường
Ngày 4/11 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) phối hợp với huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức lễ khánh công trình điểm trường Nậm Pan 2, xã Huổi Lếch.
Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Là tỉnh vùng cao biên giới, tỉnh Điện Biên có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Để giúp ĐBDTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, chấp hành pháp luật, thời gian qua tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS.

Nằm cách trung tâm thành phố Điên Biên Phủ hơn 200km, Mường Nhé là huyện nghèo biên giới, tỉnh Điện Biên. Trong những năm qua, Mường Nhé đã có những thay đổi về mọi mặt và một trong những thay đổi đó là lĩnh vực giáo dục.

Hệ thống trường PTDTBT đã được xây dựng khang trang và đầy đủ phòng chức năng.

Nằm ở trung tâm huyện lỵ trường PTDTBT THCS xã Mường Nhé - nơi gửi gắm con em của đồng bào dân tộc trong xã đi tìm con chữ - nuôi dưỡng ước mơ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trường PTDTBT THCS xã Mường Nhé xây dựng khá khang trang, với đầy đủ các phòng học và phòng chức năng.

Dẫn chúng tôi đi thăm khuôn viên và các lớp học, thầy giáo Trần Hoàng - Hiệu trưởng cho biết: Với điều kiện của một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé nên nhiều em học sinh của nhà trường không có điều kiện được đến lớp, đặc biệt là những em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một số em học sinh phụ huynh lại bắt ở nhà đi nương, đi rẫy phụ giúp gia đình. Do đó, nhiều em học sinh phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng không đều, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Mô hình trường PTDTBT ra đời đã mở ra cơ hội và điều kiện tốt để các em học sinh vùng khó tìm đến con chữ - nuôi dưỡng ước mơ.

“Đã không còn những ngày các thầy, cô giáo phải trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng nhà, từng lán nương, rẫy để vận động cha mẹ cho con em đến trường, đến lớp. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đáng kể. Tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn đạt trên 98%. Xã đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh chuyên cần cao nhà trường có điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ học sinh chuyển lớp (lên lớp) luôn đạt trên 98%; số lượng học sinh đạt khá, giỏi tăng cao theo từng năm”. Thầy giáo Trần Hoàng chia sẻ.

Những bữa cơm bán trú đang thu hút những trò nghèo đến trường.

Mường Nhé là một huyện miền núi biên giới, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động học sinh ra trường, ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục. Rất nhiều em học sinh đã bỏ học hoặc theo học nhưng không thường xuyên; nhà lại ở quá xa trường học, để đến được trường các em phải đi bộ mất cả ngày đường. Do đó, khi mô hình trường PTDTBT ra đời đã góp phần vào việc giải quyết những khó khăn cơ bản cho các em học sinh ở cách xa các điểm trường.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng GĐ & ĐT huyện Mường Nhé cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều điểm trường lẻ ở tại các điểm bản. Điều đó, sẽ gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở vật chất, khó bố trí giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nhất là đối với bậc học mần non và tiểu học. Chính vì vậy, thực hiện chủ trương của tỉnh Điện Biên là tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp các điểm trường lẻ về học tại trường trung tâm, đến thời điểm hiện tại huyện Mường Nhé đã cơ bản đưa các em học sinh từ lớp 3 ở các điểm trường lẻ về học tập tại trường trung tâm. Trong năm học 2021 -2022 huyên Mường Nhé có 35 trường, trong đó có 23 trường thuộc mô hình PTDTBT, với hơn 6 nghìn học sinh bán trú theo chế độ được quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Trong điều kiện kinh phí hạn chế nhưng các trường luôn phải đảm bảo bữa cơm đủ dinh dưỡng.

Để quản lý tốt mô hình này, Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã chỉ đạo cho các trường thành lập Ban quản sinh; phân công các giáo viên kiêm nhiệm việc xây dựng lịch sinh hoạt, học tập hàng ngày cho học sinh bán trú; tổ chức quản lý giờ giấc, hướng dẫn các em trong việc tự học, vệ sinh và nề nếp sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

"Việc các em học sinh bán trú trong điều kiện ăn, ở tập trung ngay tại trường như một gia đình lớn, thậm chí việc ăn, ở, sinh hoạt tại trường đối với các em còn tốt hơn ở nhà. Để giáo dục một cách toàn diện bên cạnh dạy kiến thức thì các thầy cô còn rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động nội vụ, tập thể, giúp cho em phát triển toàn diện” Ông Chùy nói.

Mô hình trường PTDTBT đang là nơi nuôi dưỡng ước mơ của con em đồng bào dân tộc

Mặc dù, có những khó khăn song có thể khẳng định mô hình trường PTDTBT đang là ngôi nhà chung giúp các con em các đồng bào dân tộc ở huyện Mường Nhé thực hiện ước mơ tìm đến con chữ mở đường cho tương lai”./.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng từng bữa ăn trong hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ (Điện Biên) còn triển khai bữa sáng có sữa cho các học sinh bậc tiểu học, với mong muốn các em phát triển toàn diện cả Trí – Thể - Mỹ.
Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Đối mặt với không biết bao nhiêu khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần yêu nghề, mến trẻ những thầy cô giáo ở Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH & THCS) xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đang ngày đêm miệt mài mang đến những tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi đây.
Top