Tục treo “Phải đối” của người Tày - Nùng Cao Bằng

2025-01-17 20:38:17
Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái
Hát then - văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và theo nhiều người dân vùng núi phía Bắc, những điệu then cổ bên cây đàn tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt.
Phong tục đón Tết của người Nùng
Chúng ta đang ở trong những ngày xuân đẹp nhất, thời điểm khởi đầu của đất trời và vạn vật. Cùng với các dân tộc anh em, người Nùng ở Lào Cai cũng tưng bừng đón tết Nguyên đán và bước vào năm mới với những hy vọng tốt lành.

Ngay gần cổng chợ phiên Co Sầu (chợ thị trấn Trùng Khánh), huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là những gian hàng bày bán “phải đối”, thường được người Tày, người Nùng treo trong nhà mỗi khi có lễ Mừng thọ. Tấm “phải đối” thường có khổ rộng khoảng 80cm, dài từ 2m đến 2,5 mét và luôn có màu đỏ hoặc màu hồng, bởi đồng bào Tày, Nùng quan niệm rằng màu đỏ là màu của sự may mắn, bình an.

Trước lễ khoảng 10 ngày, gia chủ sẽ có lời mời đến họ hàng thân thích và bà con trong bản. Nhận được lời mời, những người là họ hàng gần sẽ chuẩn bị một tấm “phải đối” để mang đến lễ Mừng thọ. Trên tấm vải thường được viết câu đối ở hai bên với nội dung chúc tụng gia chủ hoặc người được mừng thọ, dưới cùng là nơi để ghi tên các con cháu,... nhìn vào tấm “phải đối” treo trong nhà, người ta sẽ biết được mối quan hệ của người tặng với gia chủ.

Ông Lý Thành Long (thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) cho biết: Xưa kia, câu đối thường được viết bằng chữ Hán Nôm nhưng ngày nay, có một số câu đối được viết bằng Tiếng Việt: "Tôi làm nghề này đã được khoảng 25 năm rồi. Vải đối này là để chúc mừng thọ các cụ ông, cụ bà. Mỗi tấm vải như vậy có giá bán 90 ngàn đồng. Vải này cũng theo mùa, đa phần bà con mua nhiều vào dịp làm lễ mừng thọ, thường thì từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 (âm lịch) năm sau. Tấm vải có ý nghĩa để chúc các cụ sống lâu trăm tuổi".

Người Tày, người Nùng quan niệm rằng: Bước qua tuổi 49 cũng là qua chu kỳ thứ nhất của đời người. Khi đó “bịch gạo mệnh” đã vơi đi và úa vàng nên phải tổ chức lễ Mừng thọ để bổ sung cho “bịch gạo mệnh” được đầy, bắc lại cây cầu cho vững chắc, trồng lại cây mệnh xanh tươi... Trong lễ mừng thọ, con cháu, họ hàng thường mang đến nhà gia chủ gạo, rượu, tiền, quần áo, khăn, mũ và tấm “phải đối”. Tùy vào độ tuổi của người được làm lễ mà người đến mừng chọn màu vải và viết nội dung bức trướng cho phù hợp. Thông thường, nếu mừng thọ người 49 tuổi thì viết chữ Phúc, 61 tuổi viết chữ Thọ, 73 tuổi viết chữ Khang, 85 tuổi viết chữ Ninh... Và đạt đến tuổi 85 là đã hội đủ 4 chữ Phúc, Thọ, Khang, Ninh trong người.

Gian hàng vải đối ở thị trấn Trùng Khánh (Cao Bằng).

Chị Lô Thị Thiệu, xóm Đồng Tâm, xã Ngọc Chung, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đến chợ từ rất sớm để đặt một tấm "phải đối" mừng thọ bố mình. "Tôi mua vải này về để làm lễ mừng thọ 61 tuổi cho bố tôi. Từ xưa đã thấy ông bà, bố mẹ làm vậy rồi nên cứ làm theo thôi. Người già cứ đến các tuổi 61, 73, 85 thì làm lễ mừng thọ và mua vải đối về treo trong ngày làm lễ. Vải này còn dùng để treo trong lễ mừng nhà mới nữa, mặc dù bây giờ cũng đã ít người dùng hơn trước nhưng con cháu trong nhà thì không thể thiếu được".

Ngoài dùng trong lễ mừng thọ thì những tấm “phải đối” còn được dùng trong lễ mừng nhà mới nhằm chúc mừng gia đình, họ hàng, làng bản mọi người đều mạnh khỏe, yên vui và làm ăn phát đạt. Ông Đàm Đán (thị trấn Trùng Khánh) cũng là một người viết “phải đối” lâu năm vui vẻ giới thiệu: "Về kích thước vải thì dài 2 mét hoặc 2,5 mét nhưng khác nhau ở nội dung câu đối. Những tấm chung chung thì đã có sẵn, chỉ viết tên họ hàng vào nữa là được. Tấm của con cháu trong nhà thì sẽ đối khác. Ví dụ: “Thọ tỷ nam sơn vĩnh vĩnh trường/Phúc như đông hải ngàn năm thịnh”. Những câu đối mang nội dung vui vẻ. Thường thì tháng Giêng tôi bán được nhiều, có phiên bán được 40-50 tấm. Năm nay nhuận tháng 2 nên vẫn còn người làm lễ, bao giờ đến tháng 3 âm lịch thì sẽ ít hẳn".

Ông Đàm Đán vui vẻ giới thiệu về "phải đối".

“Kính già, già để tuổi cho”- và lễ Mừng thọ của người Tày, Nùng nói riêng và các dân tộc nói chung là truyền thống từ lâu đời nhằm biểu lộ lòng kính trọng, biết ơn đối với các bậc cao tuổi.

Ngày nay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại nên việc tổ chức Lễ mừng thọ ở độ tuổi 49 hầu như đã được lược bỏ. Người Tày, người Nùng tổ chức mừng thọ từ 61 tuổi trở đi và cỗ mừng to, nhỏ tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình... Dù vậy, những tấm “phải đối” vẫn luôn được gia chủ trang trọng treo tại gian giữa như một minh chứng cho đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và sự biết ơn của con cháu với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà./.

Độc đáo sắc chàm trên trang phục người Nùng Phàn Slình Bình Gia
Huyện Bình Gia (Lạng Sơn) cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Tây Bắc. Huyện có diện tích 1.047,3 km2, dân số 52.964 người, trong đó, dân tộc Nùng chiếm 62,15% dân số toàn huyện. Người Nùng trong huyện thuộc 3 nhóm Nùng chính là Nùng Cháo, Nùng Ing, Nùng Phàn Slình.
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài không gian văn hoá Xứ Lạng. Ẩm thực là một khía cạnh tiêu biểu trong cơ tầng văn hoá phong phú đó, bài viết này sẽ giới thiệu 4 món ăn không thể bỏ qua cho những du khách thập phương khi có dịp ghé thăm Lạng Sơn.

Nguồn bài viết : Chơi sòng bạc

Top