GNI phối hợp với huyện Quang Bình (Hà Giang) tổ chức cuộc thi "Sáng kiến về phòng chống tảo hôn" |
ASEAN chung tay nỗ lực xóa bỏ nạn tảo hôn và cưỡng ép kết hôn |
Đạo luật cấm tảo hôn có hiệu lực từ ngày 6/1 ở nước này. Trong đó nêu rõ: "Nhà nước coi việc tảo hôn là hành vi xâm hại trẻ em bởi vì nó làm suy giảm nhân cách cũng như phẩm giá của trẻ em".
Để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, luật cũng yêu cầu chính phủ giúp đỡ trẻ em bằng thông tin, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ, giúp các em tiếp cận giáo dục, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ phụ huynh, cộng đồng.
Theo AFP, Chính phủ Philippines cho biết, luật cấm tảo hôn nước này phù hợp với các công ước quốc tế về quyền của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, một số điều khoản của đạo luật sẽ được hoãn thi hành trong vòng 1 năm nhằm cho phép cộng đồng người Hồi giáo và các tộc người bản địa có thời gian "chuyển tiếp" phù hợp.
Đạo luật cấm tảo hôn tại Philippines có hiệu lực từ ngày 6/1. Ảnh minh họa |
Với khoảng 1/6 trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi, Philippines là nước ghi nhận số vụ tảo hôn cao thứ 12 trên thế giới, theo tổ chức Plan International tại Anh.
Báo cáo năm ngoái của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, cho thấy hơn 500 triệu trẻ em gái và phụ nữ trên toàn thế giới đã kết hôn khi còn nhỏ. Tỷ lệ cao nhất là ở các quốc gia thuộc vùng Nam sa mạc Sahara ở châu Phi và Nam Á. Tuy nhiên tình trạng này đang giảm trên toàn cầu theo các số liệu hiện tại.
Trang bị kỹ năng phòng ngừa tảo hôn và buôn bán người cho trẻ em qua không gian mạng |
"Em vui" giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tảo hôn và mua bán người |