KINH TẾ - XÃ HỘI

Quyền giáo dục trong dịch COVID: Vượt khó khăn, đẩy nhanh chuyển đổi số

2024-12-21 12:56:07
Chi 3.500 tỷ đồng hỗ trợ học sinh mua máy tính học trực tuyến
Khát khao trở lại trường học của những em nhỏ "lênh đênh"

Thách thức từ dịch bệnh

Theo TS Mai Thị Mai (khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước), ThS. Nguyễn Quang Huy (khoa Pháp luật Kinh tế), Đại học Luật Hà Nội, quyền giáo dục là một trong những quyền chịu tác động to lớn và mạnh mẽ từ bối cảnh dịch bệnh.

Khi rà soát các văn bản điều hành phục vụ chống dịch, không có văn bản nào quy định hạn chế quyền học tập hay quyền thụ hưởng giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, đặc tính của quyền con người là có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Khi một hoặc một vài quyền bị hạn chế thì cũng sẽ ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến việc được thụ hưởng các quyền khác và ngược lại. Quyền được giáo dục, mặc dù không phải là quyền trực tiếp được nhắc đến trong các văn bản nhưng lại chịu tác động lớn, khi các trường học phải đóng cửa để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Ngoài tình trạng “hổng kiến thức”, việc trường học đóng cửa kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. Những trẻ dễ bị tổn thương nhất và những em không thể tiếp cận giáo dục từ xa có nguy cơ không bao giờ được trở lại trường học.

Việt Nam đã nỗ lực để đảm bảo quyền thụ hưởng giáo dục trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Ảnh minh họa

Đối với trẻ em tại các gia đình có thu nhập thấp, việc đóng cửa trường học làm tăng nguy cơ các em bị buộc phải làm việc, bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng và bạo hành. Đặc biệt là bậc giáo dục mầm non bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi của khoảng 4 triệu trẻ em, nhất là ở các khu đô thị, địa phương có khu công nghiệp.

Cơ hội số hóa giáo dục

Trước tình hình đóng cửa trường học do dịch bệnh, các hình thức giảng dạy trực tuyến đã được linh hoạt triển khai để kết nối với học sinh và đảm bảo tính liên tục trong quá trình giảng dạy học sinh.

Một nỗ lực được coi là nhằm tăng tốc quá trình số hóa giáo dục, tăng khả năng tiếp cận với quyền được giáo dục của học sinh nói chung, các nhà mạng lớn ở Việt Nam đã cam kết hỗ trợ ngành giáo dục trong việc ngăn chặn và kiểm soát COVID-19 bằng cách miễn phí lưu lượng data điện thoại cho học sinh, sinh viên, giáo viên, và phụ huynh khi sử dụng các giải pháp đào tạo trực tuyến do Bộ GD&ĐT công bố.

Bên cạnh đường truyền internet, Bộ GD&ĐT cũng cấp phép các tỉnh thành thực hiện dạy học đại trà qua truyền hình và dạy học trực tuyến. Lịch phát sóng các bài giảng được thông báo rộng rãi để học sinh có thể tham gia vào việc học, đặc biệt là cho học sinh lớp 9 và lớp 12.Đánh giá nỗ lực của Chính phủ trong việc đảm bảo việc thụ hưởng quyền giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19, tuy nhiên theo TS Mai Thị Mai, ThS. Nguyễn Quang Huy, trong bối cảnh dịch COVID tiếp tục có những diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp và chính sách đồng bộ hơn.

Các chuyên gia cho rằng, để ứng phó tốt hơn với những tình huống khẩn cấp không thể lường trước, các chính phủ, cơ quan quản lý giáo dục và các trường học cần một chiến lược toàn diện để tái cơ cấu hệ thống giáo dục, đảm bảo khả năng thích ứng với mọi sự thay đổi. Đó là xây dựng chiến lược cụ thể về học tập trực tuyến, để không chỉ giải quyết các vấn đề của đại dịch COVID-19, mà còn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, khi mà nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, với đặc điểm của quốc gia số, kinh tế số và chuyển đổi số.

Theo đó, cần tăng cường phát sóng trực tiếp các chương trình dạy học, cung cấp kiến thức cho hơn học sinh, sinh viên trên cả nước. Việc trang bị cho học sinh đầy bủ bộ tài liệu giảng dạy là cần thiết để tự học và bố sung kiến thức trong bối cảnh không đủ điều kiện để tương tác trực tiếp với giáo viên, hoặc học sinh có thể học thông qua truyền hình thay vì chỉ có thể tiếp cận qua internet. Điều này góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận việc học tập của học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, khi giảng dạy trực tuyến đối với học sinh tiểu học, trung học, cần quan tâm vai trò của phụ huynh. Dẫn mô hình Learn Everywhere tại Mỹ, TS Mai Thị Mai, ThS. Nguyễn Quang Huy chia sẻ, đây là nơi các bậc phụ huynh có thể chia sẻ những nguồn tài liệu hữu ích để cùng nhau đồng hành với con em. Điều này không có ý nghĩa về mặt chuyên môn, mà còn có thể hỗ trợ và kết nối giữa phụ huynh và bố mẹ, giúp cho việc học tập trực tuyến hiệu quả hơn.

HueFO tổ chức hội thảo thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thái Lan hậu COVID-19
Học trực tuyến cần được xác định là xu hướng tất yếu, lâu dài

Top