Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông |
Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông |
Phó Chủ tịch nước cho biết trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), việc gia nhập Công ước số 105 nói riêng và các công ước cơ bản còn lại của ILO nói chung là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Việc gia nhập Công ước số 105 là phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế về lao động, xã hội, đồng thời khẳng định sự quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong các hiệp định nêu trên.
Trong Hiến pháp Việt Nam, vấn đề lao động cưỡng bức bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức và có những chế tài xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, do trước đây trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn một số nội dung chưa tương thích với yêu cầu của Công ước, nên việc gia nhập công ước 105 chưa được Chính phủ đề xuất.
Trong thời gian qua, bộ máy pháp luật Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện và củng cố cơ sở pháp lý để bảo đảm hoàn toàn xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam. Đây là thời điểm chín muồi để tham gia Công ước 105.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết việc gia nhập Công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức là vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện tại. (Ảnh QH) |
Việc Việt Nam gia nhập Công ước số 105 góp phần khẳng định sự quyết tâm thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, góp phần ngăn chặn các nguy cơ cưỡng bức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, giúp cho môi trường lao động ổn định, hài hòa, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tiến tới phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Việc gia nhập này cũng tác động tích cực đến nâng cao năng suất lao động, giúp hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững và bảo đảm công bằng xã hội tốt hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình ra thế giới, nhất là thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu.
Việc nhanh chóng gia nhập Công ước số 105 cũng là để thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO. Theo nội dung Công ước số 105, các quốc gia thành viên của ILO gia nhập đều phải cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, đồng thời không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó. Tiến trình gia nhập này giúp Việt Nam gửi đi thông điệp mạnh mẽ về đối ngoại cho cộng đồng quốc tế và các đối tác thương mại, đồng thời khẳng định Việt Nam là một thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm với các cam kết quốc tế.
Quan hệ thương mại quốc tế càng hiện đại thì vấn đề nhân quyền càng được nâng cao. Trong thị trường đó, chúng ta không chấp nhận các loại sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Trên thực tế, những quốc gia càng phát triển thì càng quan tâm và có xu hướng tẩy chay các loại hàng hóa được làm ra bởi lao động cưỡng bức. Các doanh nghiệp của quốc gia bị phát hiện sử dụng lao động cưỡng bức sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực không chỉ đối với doanh nghiệp đó, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đối với các ngành xuất khẩu và cả nền kinh tế của quốc gia đó.
Để hoàn toàn tiến sâu vào quá trình hội nhập, Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố cơ sở pháp lý và tiến hành những biện pháp phù hợp để đáp ứng tất cả các yêu cầu của Công ước.
Hai điều quan trọng của Công ước số 105: Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức có 10 điều, đáng chú ý là điều 1 và điều 2. Điều 1 công ước quy định: Mọi quốc gia thành viên của ILO gia nhập công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó: a) Như là một biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập. b) Như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế. c) Như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. d) Như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công. e) Như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo. Điều 2 công ước quy định: Mọi nước thành viên của ILO đã gia nhập công ước này cam kết sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ lao động cưỡng bức bắt buộc, như đã quy định tại điều 1 công ước này. |
V.I. Lênin – Nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với các Lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các ... |
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam “Việt Nam đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với ... |
Việt Nam tạm dừng đưa lao động đi nước ngoài vì dịch COVID-19 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có công văn khẩn gửi gửi các đơn vị trực thuộc Bộ cùng Sở Lao động-Thương ... |