AMAF cam kết đảm bảo an ninh lương thực cho ASEAN trong đại dịch COVID-19 Tại Hội nghị Bộ trưởng Nông, lâm nghiệp ASEAN (AMAF), Chủ tịch AMAF vừa ra tuyên bố chung cam kết đảm bảo an ninh lương thực, ... |
Plan International Việt Nam cam kết hỗ trợ 16 tỷ đồng bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước COVID-19. Plan International Việt Nam vừa khởi động dự án “Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước dịch bệnh COVID-19”. Theo thông báo từ ... |
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trên thế giới có trên 1,5 tỷ học sinh bị ảnh hưởng do các trường học đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Nhiều trong số những học sinh này đang tham gia các lớp học cũng như giao tiếp qua Internet.
Theo Tiến sĩ Howard Taylor – Giám đốc Điều hành của Đối tác toàn cầu Chấm dứt bạo lực đối với trẻ: "Đại dịch COVID-19 khiến thời lượng trẻ em ngồi máy tính tăng chưa từng có tiền lệ. Các trường học đóng cửa cùng một loạt biện pháp hạn chế đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều gia đình phụ thuộc vào công nghệ và các giải pháp điện tử để con cái học tập, giải trí và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để bản thân an toàn trên mạng Internet”.
Đại dịch COVID-19 khiến thời lượng trẻ em ngồi máy tính tăng chưa từng có tiền lệ. |
Để giải quyết tình trạng trên, ngày 15/4, UNICEF cùng các đối tác đã ban hành một văn bản hướng dẫn kêu gọi các chính phủ, các ngành, trường học và phụ huynh học sinh phải cảnh giác, thực hiện những biện pháp khẩn cấp để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em trên mạng trong đại dịch COVID-19.
Về phía chính phủ: các nước cần phải đẩy mạnh những dịch vụ bảo vệ trẻ em chủ chốt, đảm bảo các dịch vụ này vẫn mở cửa và hoạt động xuyên suốt đại dịch, tập huấn cho các cán bộ y tế, giáo dục, cán bộ xã hội về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ em; đẩy mạnh nâng cao nhận thức và các sáng kiến giáo dục về an toàn trực tuyến cho trẻ em cũng như đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ xã hội, giúp trường học, phụ huynh và học sinh biết được về những đường dây nóng địa phương.
Đối với ngành IT: phải đảm bảo các nền tảng trực tuyến tăng cường các biện pháp an toàn và bảo vệ, xây dựng chính sách kiểm duyệt tiêu chuẩn phù hợp với quyền trẻ em. Các trường học cũng cần cập nhật các chính sách bảo vệ hiện tại, tăng cường giám sát các hành vi trực tuyến nhằm đảm bảo học sinh được tiếp cận với các chương trình nội dung.
Các bậc phụ huynh: phải cài đặt các phần mềm bảo vệ và chống virus trong thiết bị điện tử, có những cuộc đối thoại mở với các con về việc làm thế nào để các con giao tiếp an toàn trên mạng cũng như đặt ra các quy tắc dùng Internet tại nhà.
Theo hướng dẫn của WHO, các trường khi cho trẻ quay trở lại trường học phải đảm bảo việc dọn dẹp và khử trùng các tòa nhà, đặc biệt là những công trình liên quan đến nước và khu vệ sinh. Đồng thời, nhà trường cũng cần tuyên truyền cho các em, nâng cao nhận thức về cách tự bảo vệ mình như thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách an toàn hay ho hoặc hắt hơi phải dùng giấy ăn, cánh tay che miệng, tránh việc sờ lên mặt, mắt, mũi và miệng.
Bộ VHTT-DL vận động người dân lùi thời gian tổ chức đám cưới để phòng, chống Covid- 19 Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch vận động người dân cân nhắc lùi thời gian tổ chức việc cưới vào thời điểm phù hợp ... |
ChildFund Việt Nam chia sẻ "bí kíp" giúp trẻ thấy an toàn, vui vẻ và yêu thương trong mùa dịch ChildFund Việt Nam vừa chia sẻ một số "bí kíp" giúp trẻ em luôn cảm thấy an toàn, tràn đầy niềm vui và yêu thương ... |