WHO kêu gọi quản lý việc sử dụng AI trong y tế |
WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2 |
Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 27/5 đến 1/6/2024. Sự kiện có sự tham gia của 194 nước thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHA sẽ thảo luận về việc sửa đổi Quy định Y tế quốc tế (IHR). IHR được thông qua lần đầu tiên vào năm 1969, tạo lập khuôn khổ pháp lý quốc tế để ứng phó với các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Các nhà quan sát cho rằng, những đề xuất sửa đổi IHR, trong đó có quy định tăng cường tính linh hoạt cho hệ thống cảnh báo các quốc gia về nguy cơ dịch bệnh toàn cầu, có khả năng được thông qua trong hội nghị WHA tuần này.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus |
Bên cạnh đó là nỗ lực đàm phán về hiệp ước toàn cầu về đại dịch đã được khởi động từ tháng 12/2021. Sau hơn 2 năm đàm phán, các nước thành viên WHO vẫn chưa thể giải quyết hết bất đồng. Bất đồng về vấn đề tiếp cận thông tin dịch bệnh, chia sẻ nguồn lực, huy động tài chính vẫn là trở ngại lớn với thỏa thuận giúp thế giới ứng phó đại dịch trong tương lai hiệu quả hơn.
Phát biểu tại WHA, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ sớm được ký kết. Người đứng đầu WHO khẳng định, đây sẽ là thỏa thuận lịch sử, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ cách thức ứng phó các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
Dự thảo hiệp ước hướng đến chia sẻ dữ liệu về các chủng vi khuẩn, virus hoặc tác nhân có khả năng gây ra đại dịch. Đồng thời bảo đảm rằng tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi một cách công bằng từ việc nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị và phương pháp xét nghiệm.
Ông Ghebreyesus phát biểu tại Hội nghị Y tế Thế giới đang diễn ra tại Geneva |
Nội dung hiệp ước được kỳ vọng sẽ cải thiện tính minh bạch và cảnh báo sớm các đợt bùng phát có khả năng nguy hiểm. Ngoài ra, bảo đảm nhân viên y tế có các công cụ và sự bảo vệ cần thiết; tạo điều kiện phát triển và triển khai nhanh hơn các loại vaccine và thuốc mới trên toàn thế giới. Cải thiện năng lực của các phòng thí nghiệm và giám sát mầm bệnh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, cho phép phản ứng nhanh hơn, tốt hơn và hợp tác thuận lợi trước bất kỳ một cuộc khủng hoảng y tế nào trong tương lai.
Dự thảo hiệp ước yêu cầu các nước giàu cung cấp 20% vaccine, vật tư y tế như bộ xét nghiệm, phương pháp điều trị để WHO phân phối ở các nước nghèo hơn trong trường hợp khẩn cấp.
Điểm nổi bật của dự thảo mới nhất là một điều khoản quy định các quốc gia thành viên “công nhận WHO là cơ quan hướng dẫn và điều phối hoạt động ứng phó y tế cộng đồng ở phạm vi quốc tế” và cam kết tuân theo các chỉ thị của WHO trong trường hợp khẩn cấp về y tế.
Tổng Giám đốc Ghebreyesus: WHO là đối tác tin cậy của Chính phủ và người dân Việt Nam Ngày 5/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gửi video chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng khích lệ của Việt Nam. |
Bùng phát dịch sốt xuất huyết trên khắp châu Á Do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết mưa thất thường, số ca nhiễm sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh trên khắp các khu vực tại châu Á bao gồm Đông Á, Đông Nam Á tới Nam Á. Hiện Bangladesh đã ghi nhận số ca tử vong lên hơn 1.000 người, trong khi Đài Loan (Trung Quốc) chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh quy mô lớn kể từ năm 2015. |
Nguồn bài viết : 2 điểm về nhiều (MB)