Tỉnh Fukushima tặng hoa anh đào cảm ơn sự giúp đỡ của Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần Vừa qua, Giám đốc dự án “Thanks Flower” của tỉnh Fukushima, ông Daisuke Endo đã trao tặng Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam hoa anh đào của tỉnh để bày tỏ sự cảm ơn của người dân Fukushima đối với sự hỗ trợ của Chính phủ và người dân Việt Nam sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011. |
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật hỗ trợ 100 thùng mỳ tôm cho công dân Việt tại Fukushima gặp khó khăn vì COVID-19 Ngày 22/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Văn phòng Đại diện Vietnam Airlines tại Nhật Bản đã trao tặng 100 thùng mỳ tôm cho Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản để hỗ trợ công dân gặp khó vì COVID-19. |
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi hứng chịu thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011, khiến 3 lõi phản ứng tan chảy. Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã phải sử dụng 1,34 triệu tấn nước để làm mát lò phản ứng, rồi chứa chúng trong khoảng 1.000 bể thép trong khuôn viên nhà máy.
Đến nay, nhà máy Fukushima Daiichi đã hết chỗ chứa, buộc Nhật Bản từ ngày 24/8 phải xả từ từ số nước thải chứa chất phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương. Nhà máy sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày.
Các bể chứa khổng lồ chuyên trữ nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima |
Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết sẽ tiến hành thu thập mẫu nước tại 11 địa điểm, trong đó ít nhất 1 địa điểm sẽ nằm cách điểm xả khoảng 40km. Sau đó, đo đạc nồng độ chất phóng xạ của từng mẫu, bao gồm cả tritium. Kết quả sẽ được công bố trên trang web và mạng xã hội vào ngày 27/8.
Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Akihiro Nishimura cho biết, Bộ sẽ tiến hành toàn diện các thủ tục theo dõi có tính khách quan, minh bạch, chính xác nhằm ngăn chặn việc xả nước gây ra thiệt hại về mặt uy tín của Nhật Bản.
Còn Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura, người phụ trách chính sách hạt nhân của đất nước khẳng định sẽ chứng minh hành động xả thải là dựa trên khoa học, bằng cách công bố dữ liệu hàng ngày minh bạch.
Trong một diễn biến liên quan, Cơ quan Thủy sản Nhật Bản cũng tiến hành kiểm tra mức độ phóng xạ tritium trong những con cá đầu tiên đánh bắt ngoài khơi tỉnh Fukushima. Các thử nghiệm đang được tiến hành bởi Viện nghiên cứu sinh thái biển ở tỉnh Miyagi. Một thiết bị đặc biệt đang được sử dụng để phân tích nồng độ tritium. So với thiết bị trước đây cần hơn 1 tháng để mang lại kết quả, thiết bị mới này có thể cung cấp kết quả trong khoảng 1 ngày. Viện nghiên cứu này cũng cho biết có thể sẽ tiến hành thử nghiệm hàng ngày để mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng và ngư dân.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã thu thập các mẫu nước của lần xả thải đầu tiên. Phân tích được tiến hành độc lập tại hiện trường đã xác nhận rằng nồng độ chất phóng xạ tritium thấp hơn nhiều so với giới hạn 1.500 becquerel (Bq) mỗi lít. Mức này thấp hơn 40 lần so với tiêu chuẩn quốc gia của Nhật Bản đối với nước triti hóa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (60.000 Bq/lít) và cũng thấp hơn khoảng 7 lần so với mức trần do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập (10.000 Bq/lít).
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết, IAEA và Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí lập khuôn khổ chia sẻ thông tin về hoạt động của Nhật Bản xả nước thải đã xử lý phóng xạ từ nhà máy Fukushima. IAEA đã mở một văn phòng thường trực tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima và sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động xả thải để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Ông Park Ku-yeon - Phó Chánh văn phòng thứ nhất Văn phòng Điều phối Chính sách Hàn Quốc nhấn mạnh rằng, chính quyền Seoul theo dõi và phân tích kỹ lưỡng tiến trình xả thải ra đại dương thông qua "đường dây nóng kép" giữa cơ quan quản lý và ngoại giao của hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Trước đó hai bên thống nhất nhanh chóng chia sẻ thông tin khi có tình huống bất thường tại cơ sở xả thải.
Chuyên gia IAEA kiểm tra việc xả thải ở Fukushima |
Những cam kết này hiện chưa thể xua tan được nỗi lo với người dân Fukushima và các quốc gia Đông Á.
Ngư dân tại các thị trấn ven biển gần nhà máy Fukushima lo ngại ngành đánh bắt cá địa phương đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Theo thống kê chính thức, tổng sản lượng đánh bắt quanh bờ biển Fukushima năm 2022 là 5.525 tấn, có giá trị khoảng 26 triệu USD. Cả hai con số này chỉ bằng khoảng 20% về khối lượng và 40% về giá trị so với vụ thu hoạch trước thời điểm xảy ra thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Chính phủ Nhật đã phân bổ 80 tỷ yen (550 triệu USD) để hỗ trợ, giải quyết các thiệt hại tiềm tàng mà ngành chế biến thủy hải sản ở Fukushima có thể gặp phải vì quyết định xả thải. Thủ tướng Fumio Kishida cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho cộng đồng ngư dân trong nhiều thập kỷ tới.
Vài giờ sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước thải, Trung Quốc áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản có nguồn gốc từ toàn bộ 47 tỉnh của nước này. Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm bức xạ trên diện rộng đối với các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản, xuất khẩu hải sản từ nước này sang Trung Quốc bao gồm cá tráp đỏ, các loại sò và cá thu. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu cá lớn nhất của Nhật Bản, với kim ngạch 71,7 tỷ yên (493,4 triệu USD) trong năm 2022, bên cạnh kim ngạch 53,56 tỷ yên từ các loài giáp xác và nhuyễn thể như cua và sò.
Còn chính phủ Hàn Quốc cho biết không xác nhận hoặc ủng hộ việc xả thải vì mối lo ngại dai dẳng của công chúng.
Thảm cảnh bị bắt nạt và bạo lực học đường của những đứa trẻ tị nạn vùng Fukushima Đã 6 năm trôi qua kể từ ngày vụ thảm họa kép hoàn toàn "xóa sổ" tỉnh Fukushima (Nhật Bản). Thảm họa không chỉ để lại bao nỗi đau mất mát cho người dân nơi đây, mà kéo theo đó còn là những hệ lụy gây nhức nhối cho xã hội, đặc biệt là nạn bắt nạt và kỳ thị học đường. |
Sôi động Lễ hội Việt Nam lần đầu tiên tại tỉnh Fukushima Lễ hội Việt Nam lần thứ nhất tại tỉnh Fukushima vừa được tổ chức mới đây đã thu hút sự tham dự của hàng trăm người Việt Nam đang cư trú tại tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận cùng với đông đảo bạn bè Nhật Bản. |
Nguồn bài viết : da88.com