Bài thơ về vụ phạt học sinh quỳ khiến chúng ta suy ngẫm

2025-01-17 20:39:36
ictnews Ngẫm về vụ học sinh lớp 9 ở Thường Tín (Hà Nội) bị phạt quỳ, cộng đồng và những người làm giáo dục chắc hẳn sẽ phải tiếp tục tìm ra mức độ đúng trong xử phạt học sinh để những hình thức xử phạt không làm tổn hại mà vẫn mang tính răn đe cần thiết.

Vừa qua dư luận nổi lên tranh cãi xung quanh vụ việc cô giáo của một trường THCS ở Thường Tín (Hà Nội) bắt học sinh quỳ trước bục giảng trong giờ học vì vi phạm quy định. Hình phạt đó bị phản ứng khá dữ dội từ các phụ huynh, khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu có nên sử dụng những hình phạt học sinh thời xưa như vậy.

Mặc dù vậy trong vụ việc này không ít ý kiến cũng được nêu ra để ủng hộ giáo viên nghiêm khắc với học sinh, và cho rằng không thể quy kết đó là hà khắc mà khiến các thầy cô không còn quyền hạn gì trong môi trường giáo dục học đường.

Thực tế trong cuộc thăm dò phản ứng của dư luận trên báo VietNamNet về việc "Giáo viên có nên phạt học sinh bằng cách quỳ?", kết quả tính đến 15h ngày 14/5/2019 là có đến 85,22% đồng ý và 14,78% không đồng ý. Từ đó có thể thấy sự ủng hộ dành cho cô giáo trong vụ việc vừa qua là khá lớn.

Sau vụ việc thì cô giáo cũng bị đình chỉ 1 tuần. Nhưng quan trọng là cộng đồng và những người làm giáo dục chắc hẳn sẽ phải tiếp tục tìm ra những quy định, quy chuẩn và mức độ đúng trong xử phạt học sinh để những hình thức xử phạt không làm tổn hại như trong nhiều trường hợp mà vẫn mang tính răn đe cần thiết.

Trên mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng bằng những vần thơ đáng suy ngẫm về sự thay đổi trong nhìn nhận vai trò người thầy và về sự nghiêm khắc cần thiết không thể xem nhẹ. ICTnews sẽ tập hợp lại ở phía cuối bài để tất cả cùng tham khảo.

Bài thơ về vụ phạt học sinh quỳ khiến chúng ta suy ngẫm

Bài thơ của các nhà giáo

Nghề của mình lạ lắm phải không em?

Khi trò hư phạt quỳ là xâm phạm

Nghề của mình bỗng trở thành nghề tạm

Nhìn niêu cơm vô cảm với chính mình.

Nghề của mình xã hội đã lặng thinh

Chỉ có phụ huynh là ùn ùn lên tiếng

Khi chúa con phải quỳ vì làm biếng

Vì tật hư, thói xấu của riêng mình.

Nhớ ngày xưa anh học lớp cùng em

Nhìn củ khoai anh thụt thò trong cặp

Em vì đói vô tình thành kẻ trộm

Cô giáo phạt quỳ em nước mắt rưng rưng.

Nhớ có lần em sửa điểm giúp anh

Để chiều về anh không bị ba đánh

Ai ngờ bị thằng bàn trên nó mách

Cô giáo hiền nện mấy thước mông em.

Cũng từ ấy anh và em lớn lên

Trở thành người biết tôn trọng phải trái

Xưa con trẻ không biết mình vụng dại

Cái thước cô thầy kéo lại cả thanh xuân.

Còn bây giờ sao nghề quá mong manh

Học trò sai chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở

Xã hội đang mơ nền giáo dục phải mở

Nhưng lòng người lại đóng cửa - cài then

Xin phép hỏi nghệ thuật kiểng bonsai

Có cái cây nào mà không cần uốn cắt

Hỏi thợ rèn cục sắt không qua lửa

Có bao giờ nó thành cuốc dao không?

Xã hội ơi! Phụ huynh ơi nhớ không

Mình lớn lên, trưởng thành từ cây thước

Gục ngã rồi nhưng không hề lùi bước

Chẳng phải nhờ cây thước đó hay sao?

zb1-bai-tho-ve-vu-phat-hoc-sinh-quy-dang-suy-ngam.jpg

Bài "Dặn con"

Nếu một ngày cô phạt con quỳ gối.

Con nhớ quỳ và nhận lỗi ăn năn.

Bởi đến trường không chỉ mỗi học văn.

Cách tính toán cộng trừ nhân chia số.

Mà còn học hàng trăm điều ích bổ.

Học làm người, học xử thế đối nhân.

Quỳ gối xuống để nhận ra lỗi lầm.

Để biết mình sai mà tịnh tâm con ạ.

Để mai này biết chấp tay cảm tạ.

Quỳ trước mẹ cha, ông bà tổ tiên.

Trước anh linh bậc tiền nhân đi trước.

Đã hy sinh cho dân tộc gắn liền.

Bài học làm người là bài học đầu tiên.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Học cách cho đi để niềm vui nảy nở.

Không khinh khi phận tôi tớ thấp hèn!!!

Nguồn bài viết : SOI KÈO BÓNG ĐÁ

Top