Chủ tịch nước thăm cộng đồng người Việt và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Bắt đầu chương trình tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III tại Vương quốc Anh, chiều tối 5/5 (giờ địa phương), ngay sau khi đến thủ đô London, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh. |
Giới thiệu, quảng bá văn học Việt Nam với bạn đọc Đức Dưới sự hỗ trợ của Hội hữu nghị với Việt Nam của Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, nhiều cuốn sách về lịch sử Việt Nam, sách văn học đương đại Việt Nam... đã được dịch và xuất bản ở Đức. Thông tin trên được GS Gunter Giesenfeld, Chủ tịch Hội hữu nghị với Việt Nam của CHLB Đức cho biết tại cuộc gặp với Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Cuộc gặp nhân dịp ông Gunter Giesenfeld và vợ - bà Marianne Ngo, Tổng Thư ký Hội có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. |
Bộ Nội vụ Đức ngày 19/5 đã công bố dự thảo luật quốc tịch mới trong bối cảnh nước Đức đang tìm cách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự thảo cho phép công dân nước ngoài lựa chọn đa quốc tịch, rút ngắn thời gian bắt buộc ở Đức trước khi xin nhập quốc tịch từ 8 năm xuống còn 5 năm, thậm chí là 3 năm nếu có thành tích nổi trội về khả năng ngôn ngữ, năng lực làm việc tốt hoặc tham gia công tác tình nguyện.
Trường hợp con cái có cha mẹ là người nước ngoài, được sinh ra ở Đức cũng có thể trở thành công dân Đức nhanh hơn với điều kiện cha hoặc mẹ phải sống hợp pháp ở Đức trong 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây.
Các yêu cầu về ngôn ngữ khi xin nhập quốc tịch cũng sẽ được nới lỏng đối với các thế hệ được gọi là “khách thợ”. Đây là những người lao động theo hiệp định hợp tác trước đây, trong đó có nhiều người đến từ Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1950 và 1960 với tư cách là lao động nhập cư. Những trường hợp trên 67 tuổi sẽ không cần phải trải qua bài kiểm tra khả năng viết, mà chỉ cần kiểm tra khả năng nói tiếng Đức khi xin nhập tịch quốc tịch.
Cuốn hộ chiếu Đức. (Ảnh: dpa) |
Theo dự thảo luật, bất kỳ ai muốn nhập quốc tịch Đức đều phải cam kết tuân thủ các giá trị của một xã hội tự do, trong đó bao gồm phẩm giá và sự bình đẳng của mọi cá nhân. Người nước ngoài phạm tội bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, bài ngoại hoặc những động cơ vô nhân đạo khác sẽ không được nhập quốc tịch Đức.
Điều kiện tiên quyết để được nhập quốc tịch Đức là phải có việc làm, có thể tự trang trải cuộc sống mà không nhận trợ cấp xã hội, trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Theo báo chí Đức, hiện có khoảng 100.000 đơn xin nhập quốc tịch Đức đang chờ xử lý, trong đó có những đơn nộp từ cách đây 3 năm.
Dự thảo mới sẽ cần sự góp ý và phê chuẩn của các bang cũng như các hiệp hội để Nội các hoàn tất và có thể được Chính phủ Đức thông qua vào mùa Hè này.
GS TS Andrea Schenker-Wicki, Chủ tịch Đại học Basel (Thụy Sĩ) được nhận bằng Tiến sĩ Luật danh dự của AUW |
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo |