Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2023

2024-12-21 13:15:12
Lễ hội làng Dừa: nét đẹp văn hóa tâm linh khi xuân về
Đặc sắc văn hóa truyền thống Việt Nam trong Lễ hội các dân tộc tại Italy

Diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân), Lễ hội Lam Kinh được tổ chức chính hội vào ngày 22/8 âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại cuộc đời Anh hùng dân tộc Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các dấu mốc quan trọng, như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Lê Thái tổ đăng quang.

Lễ hội Lam Kinh 2023 thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương

Lễ hội Lam Kinh có sự độc đáo làm nên sự khác biệt đó chính là sự kết hợp của các trò chơi, trò diễn, các điệu múa, hát, âm nhạc cùng với những biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến.

Qua đó, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.

Biểu diễn nghệ thuật múa rồng

Được bắt đầu với nghi thức rước kiệu Đức Vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc Vương Lê Lai từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Đền thờ Trung túc vương Lê Lai về Sân rồng Chính điện Lam Kinh.

Đây được xem là nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước được lưu giữ và thể hiện trong lễ hội Lam Kinh từ nhiều năm qua.

Sau nghi thức rước kiệu, các đại biểu Trung ương và địa phương... kính cẩn dâng hương tưởng nhớ công đức vua Lê Thái Tổ, cùng các bậc tiền nhân, các anh hùng, nghĩa sĩ đã có công lao trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt cảnh tái hiện Hội thề Lũng Nhai

Tiếp đó, nghi thức truyền thống đọc chúc văn tấu cáo, tưởng nhớ công lao của Đức Thái Tổ Cao hoàng đế, các vị vua, hoàng Thái hậu nhà Lê, công thần và các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn đã diễn ra trang trọng tại Sân rồng trước Chính điện Lam Kinh.

Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi đã cùng 18 vị tướng tài tâm phúc đã mở Hội thề quyết tâm chống lại giặc Minh, giành lại giang sơn. Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai”, với ý chí anh dũng, kiên cường; bằng nghệ thuật quân sự lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, năm 1428 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn, đất nước sạch bóng ngoại bang xâm lược.

Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và lập nên vương triều Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm. Sau khi lên ngôi, Vua Lê Thái Tổ đã chọn đất tổ Lam Sơn là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và hoàng hậu.

Kể từ đó, Lam Kinh - Tây Kinh trở thành vùng đất thiêng - nơi mỗi người hướng về cội nguồn với lòng tôn kính, ngưỡng vọng và tri ân các bậc tiền nhân, tiên tổ. Đây cũng chính là cơ sở cho sự ra đời và sức sống trường tồn của lễ hội Lam Kinh trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Quảng bá văn hóa Ấn Độ qua Lễ hội “Namaste Việt Nam” 2023
Việt Nam tổ chức ngày hội đổi mới Sáng tạo Quốc tế 2023 tại Australia
Top