Ra mắt Ban vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Hà Lan nhân 48 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Sự ra mắt Ban vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Hà Lan nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động đối ngoại nhân dân giữa Việt Nam và Hà Lan. |
Bậc thầy của ngành châm cứu Việt Nam - Giáo sư Nguyễn Tài Thu qua đời Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, bậc thầy của ngành châm cứu Việt Nam, người được mệnh danh là "ông vua châm cứu", "bàn tay vàng" của nền châm cứu Việt Nam vừa qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. |
Ông Nguyễn Văn Lập sinh năm 1927 trong một gia đình công nhân ở miền Bắc Hy Lạp. Năm 1943, mới 16 tuổi, ông bị bắt đi lính để đưa sang Đức làm lao động khổ sai. Đến Nam Tư, ông trốn thoát, sống vật vờ trên những chuyến tàu ngược xuôi dọc biên giới Nam Tư-Hy Lạp.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Ngày 6/2/1946, Kostas Sanrantidis - chàng thanh niên gốc Hy Lạp 19 tuổi theo đội quân Lê dương đổ bộ lên Sài Gòn. Đặt chân đến Việt Nam, được tận mắt chứng kiến tội ác của quân Lê dương, hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy chúng tàn phá, giết chóc…, ông vô cùng căm phẫn và cho rằng đã đến lúc phải chọn cho mình một hướng đi khác.
Ngày 4/6/1946 là ngày không thể nào quên đối với Kostas Sarantidis. Ông đã cùng Merinos - một người bạn có tư tưởng giống mình - và 25 tù nhân Việt Minh bị quân Lê dương bắt giữ băng rừng chạy trốn tới địa điểm tập kết. Cuối cùng, Kostas về với lực lượng kháng chiến “để trở thành một chiến sĩ Việt Nam mới, một Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và ông Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hồi năm 2018. (Ảnh: TTXVN) |
Kể từ khi tham gia Việt Minh, Kostas đã lập được nhiều chiến công. Trong giai đoạn 1946 - 1952, ông tham gia chiến đấu ở nhiều đơn vị thuộc Liên khu 5, đã cùng Tiểu đoàn 39 tiêu diệt hơn 200 lính Âu - Phi (13/4/1948), tham gia bắn rơi máy bay Morance của Pháp, bắt sống giặc lái (6/11/1948)…
Đến năm 1953 - 1954, ông được phân công làm Tổng Giám thị tại Trại tù binh số 3 - Liên khu 5. Tại đây, bằng sự thông minh, sáng tạo, đồng thời thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ông đã giúp cho những tù binh từ những thành phần, quốc tịch và tôn giáo khác nhau xích lại gần nhau hơn, giác ngộ để hiểu ra những điều sai trái mình đã làm trước đây, nhận ra cuộc chiến tại Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, giúp họ trở thành những người bạn của Việt Nam và đưa họ trở về với gia đình, bạn bè…
Từ năm 1955 - 1965, ông được lệnh tập kết ra Bắc, tham gia xây dựng Miền Bắc vừa được giải phóng. Ông từng làm nhiều việc, tại nhiều nơi khác nhau như lái xe tại sân bay Gia Lâm, phiên dịch ở Nhà máy in Tiến Bộ… Năm 1965, ông cùng gia đình trở về Hy Lạp, quê hương ông, sau hai mươi năm xa cách.
Tuy trở về Hy Lạp, nhưng Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập luôn hướng về Việt Nam. Năm 2009, ông thành lập Hội Việt kiều ở Hy Lạp, tập hợp bà con kiều bào hướng về đất nước, chung tay góp sức xây dựng, phát triển quê hương. Cùng các đồng đội cũ, ông đi thăm và tặng quà, gây quỹ hỗ trợ cho người dân Quảng Ngãi bị lũ lụt, thiên tai, giúp các bệnh nhi ở Đà Nẵng, tặng tiền hỗ trợ Quỹ “Trái tim cho em”...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gắn Huân chương Hữu nghị cho ông Kostas Sarantidis năm 2011. (Ảnh: TTXVN) |
Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập còn viết 2 tập hồi ký “Tại sao tôi theo Việt Minh” và “Ở một trại tù binh Nam Việt Nam” để nói lên tấm lòng của mình đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Sách ra, ông tự mình đi vận động Việt kiều và bạn bè Hy Lạp mua sách, rồi dành toàn bộ số tiền thu được (2.700 euro) đem về giúp trẻ em bị chất độc da cam ở thành phố Đà Nẵng…
Ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Tháng 1/2011, ông được Chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương Hữu nghị và Quốc tịch Việt Nam. Ngày 9/11/2010, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết có quyết định công nhận ông là công dân Việt Nam, theo nguyện vọng của ông.
Năm 2013, ông được Chủ tịch nước khi đó là ông Trương Tấn Sang phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân. Ông là người nước ngoài duy nhất được phong tặng danh hiệu cao quý này.
Huyền thoại điện ảnh “Cuốn theo chiều gió” Olivia De Havilland qua đời ở tuổi 104 Người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới mới đây đã phải đón nhận một tin buồn, đại minh tinh Olivia De Havilland, nữ diễn viên cuối cùng của bộ phim “Cuốn theo chiều gió” đã qua đời ở tuổi 104 do tuổi già sức yếu. |
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão từ trần ở tuổi 81 Trước khi từ trần, ông Vũ Mão là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Trưởng ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Trung ương, Trưởng ban Liên lạc Cựu thiếu sinh quân Việt Nam. |