Bảo đảm nhân quyền để “không ai bị bỏ lại phía sau” Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, trực tiếp đe dọa tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, thiết thực để vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi làn sóng dịch thứ tư xảy ra, phương châm này tiếp tục được thực hiện một cách nhất quán. Ðây là lựa chọn hết sức đúng đắn bởi dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cần bảo đảm quyền sống, quyền phát triển của con người và xã hội. |
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam đề xuất Ngày 14/7 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 47, với 27 Nghị quyết được thông qua, trong đó có Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam chủ trì cùng Bangladesh và Philipines soạn thảo và đề xuất, chú trọng vào bảo đảm quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi. |
Đại diện của Brunei Darussalam, Chủ tich AICHR 2021, thay mặt AICHR báo cáo các Bộ trưởng về tình hình và kết quả hoạt động của AICHR trong năm qua (từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021). Báo cáo nhấn mạnh các nỗ lực của AICHR ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thông qua lồng ghép việc triển khai Kế hoạch Công tác AICHR 2021-2025 và các hoạt động thuộc Chương trình ưu tiên 2021.
Đối thoại thường niên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao với các Đại diện của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền. |
Theo đó, trong năm qua, AICHR đã tăng cường hợp tác về quyền sức khoẻ, quyền của người dân trong các hoạt động kinh tế, hỗ trợ nhân đạo, môi trường và biến đổi khí hậu, quyền của nhóm yếu thế trong bối cảnh dịch bệnh như lao động di cư, phụ nữ và trẻ em… AICHR đồng thời đã thông qua 8 sáng kiến, hoạt động trong Khung phục hồi tổng thể ASEAN thuộc phạm vi chức năng của AICHR, trong đó bao gồm Chương trình ưu tiên 2022.
Đại sứ Nguyễn Thái Yên Hương, Đại diện Việt Nam tại AICHR, phát biểu nhấn mạnh AICHR nên tập trung nguồn lực vào đáp ứng các nhu cầu cấp bách, thiết yếu và quyền cơ bản nhất của người dân như tiếp cận vaccine, an ninh lượng thực và nguồn nước sạch, giáo dục và việc làm…
Các Bộ trưởng hoan nghênh AICHR đã nỗ lực đảm bảo hiệu quả và tiến độ triển khai các công việc trong “trạng thái bình thường mới”, kịp thời điều chỉnh các hoạt động để đáp ứng và giải quyết các vấn đề nhân quyền mới khi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 diễn biến ngày càng nghiêm trọng trong khu vực.
Các Bộ trưởng khuyến khích AICHR tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan ASEAN và các đối tác để lồng ghép nhân quyền trong triển khai Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN và các sáng kiến ASEAN khác; tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực, tập trung vào các lĩnh vực gia tăng chất lượng cuộc sống và các quyền cơ bản của người dân, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương và đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; qua đó đóng góp thiết thực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Bảo đảm nhân quyền để “không ai bị bỏ lại phía sau” Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, trực tiếp đe dọa tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, thiết thực để vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi làn sóng dịch thứ tư xảy ra, phương châm này tiếp tục được thực hiện một cách nhất quán. Ðây là lựa chọn hết sức đúng đắn bởi dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cần bảo đảm quyền sống, quyền phát triển của con người và xã hội. |
Việt Nam lên tiếng về Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của EEAS Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS). |