Kinh tế - Xã hội

Lần đầu tiên Globalguytalk - tiếng nói từ nam giới được tổ chức tại Việt Nam

2024-12-21 13:02:19
Bình đẳng giới và những góc khuất cần được xóa bỏ
Phụ nữ ngày nay bằng năng lực của mình đã thể hiện được bản lĩnh, tài năng không kém gì nam giới trong nhiều lĩnh vực.
Đưa nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy từ 2025
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Chiễn lược đề ra trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo đó, nội dung bình đẳng giới sẽ được đưa vào giảng dạy từ 2025 trở đi.

Tham dự sự kiện có có Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe; Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam; cùng các đại biểu từ các Bộ, ban ngành, các tổ chức…

Toàn cảnh triển lãm.

Tại sự kiện có triển lãm trưng bày 21 pano với 5 chủ đề là những câu trích về cảm nhận, suy nghĩ của đàn ông Thụy Điển về cuộc sống của họ được trích từ những cuộc trò chuyện của họ với nhau.

Các khách mời tìm hiểu các thông tin trên các pano trưng bày.

Sáng kiến bình đẳng giới Globalguytalk - “Khi đàn ông toàn cầu lên tiếng” của Thụy Điển ra mắt lần đầu vào năm 2016 và từ đó đã thu được nhiều thành công. Đây là lần đầu tiên Globalguytalk được tổ chức tại Việt Nam.

Globalguytalk có thể được xem là phần tiếp theo của triển lãm ảnh “Những ông bố Thụy Điển” được đánh giá cao của nhiếp ảnh gia Johan Bävman - được trình chiếu tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này đã truyền cảm hứng cho khá nhiều sáng kiến tương tự ở Việt Nam trong vài năm gần đây, bao gồm Những ông bố Việt Nam và Những gia đình bình đẳng Việt Nam. Với Globalguytalk, các nhà tổ chức mong muốn xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ các ông bố Thụy Điển - thúc đẩy công việc với nam giới và trẻ em trai để ủng hộ một xã hội bình đẳng giới.

Guytalk là một phương pháp để bắt đầu cuộc trò chuyện các chủ đề khác nhau về cảm giác trở thành đàn ông, và dựa trên ý tưởng rằng cuộc đối thoại về bình đẳng giới cũng cần được làm chủ bởi không chỉ phụ nữ mà còn nam giới và trẻ em nam.

Những ông bố Thụy Điển - Swedish Dads là một trong những triển lãm được đánh giá cao nhất của Viện Thụy Điển với sức ảnh hưởng to lớn ở 76 quốc gia. Triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Johan Bävman có chân dung của 25 ông bố chọn nghỉ phép để ở nhà với con cái trong ít nhất sáu tháng. Triển lãm nhằm thể hiện những tác động tích cực mà hệ thống bảo hiểm hào phóng dành cho cha mẹ có thể có đối với cá nhân và xã hội. Trong nhiều trường hợp, triển lãm đã được bổ sung các bức tranh và cuộc trò chuyện địa phương về bảo hiểm của cha mẹ, vai trò giới tính và sự hủy hoại nam tính.

"Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về quyền của phụ nữ đặc biệt là giáo dục của trẻ em gái và vai trò của phụ nữ trong thị trường lao động. Nhưng hơn thế, những tiến bộ này phải được thực hiện liên quan đến nam giới và trẻ em trai." - bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Đại sứ Måwe nhấn mạnh: "Mục tiêu tổng thể của bình đẳng giới là một xã hội trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng các cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một yếu tố giúp đạt được điều đó chính là khi nam giới hiểu được cơ hội của mình, là một phần của sự thay đổi tích cực, để phản ánh hoàn cảnh của chính họ. Tôi tin rằng cần có một mối quan hệ gia đình lành mạnh mà đàn ông nói chuyện với nhau và vượt qua tâm lý gia trưởng phổ biến là không chia sẻ cảm xúc".

Ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu tại sự kiện.

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng: "Chúng ta nói về đấu tranh nữ quyền, nay là bình đẳng giới. Nhưng chúng ta nói quá nhiều về sự lên tiếng của nữ quyền, phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng giới. Chúng ta cần có tiếng nói từ nam giới. Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới làm các công việc của phụ nữ hay phụ nữ làm các công việc của đàn ông. Tốt hơn hết là sự cùng tham gia, cùng chia sẻ".

Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Bà Nguyễn Hải Vân cho biết “Là đơn vị trực thuộc và kênh truyền thông của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bên cạnh việc gìn giữ và giới thiệu di sản của phụ nữ Việt Nam đến với công chúng trong và ngoài nước, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn nhận thức rõ sứ mệnh và thực hiện nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về vấn đề bình đẳng giới. Điều này thể hiện qua các trưng bày phản ánh các vấn đề xã hội mà Bảo tàng đã và đang thực hiện, cũng như các sự kiện phối kết hợp với các tổ chức quốc tế về những chủ đề có lăng kính đa chiều đậm chất giới. Triển lãm “Đàn ông toàn cầu lên tiếng” là một trong những hoạt động như vậy. Tôi đã rất ấn tượng và thấy thực sự thú vị trước nội dung triển lãm này, bởi tại Việt Nam chưa có nhiều diễn đàn để nam giới có cơ hội được nói lên suy nghĩ tâm tư của mình. Và chính điều đó cho chúng ta thấy rằng bình đẳng đôi khi không đến từ những gì to tát, mà nó bắt nguồn từ sự hòa hợp, lắng nghe để thấu hiểu tâm tư, tình cảm và mong muốn từ hai phía… Từ đó, cùng chung tay, cam kết và nỗ lực để xây dựng một xã hội bình đẳng hơn".

Triển lãm Globalguytalk sẽ được tổ chức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Phần tiếp theo của dự án này là tổ chức cho nam giới trò chuyện về các chủ đề như tính dễ bị tổn thương, bạo lực, làm cha mẹ hoặc tình yêu. Có Globalguytalk là bạn có thể trao đổi suy nghĩ và kinh nghiệm liên quan đến những vấn đề ít khi được thảo luận trong các nhóm nam giới.

Nghị quyết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030
Bình đẳng giới sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.
Thành lập mạng lưới nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực giới ở Việt Nam
Lần đầu tiên diễn đàn quốc gia “Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng với và xóa bỏ bạo lực giới” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của gần 200 đại biểu bao gồm trực tuyến và có mặt tại sự kiện.
Việt Nam nâng cao địa vị phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO vừa tham dự Hội nghị thành lập Mạng lưới quốc tế tại Paris (Pháp) tiên phong về bình đẳng giới theo hình thức trực tuyến.

Top