Sự thật về dịch vụ bật khiên bảo vệ Facebook tại Việt Nam

2025-01-17 20:39:36
Khiên bảo vệ ảnh đại diện là tính năng dành riêng cho thị trường Ấn Độ. Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam đã bị lừa mua với giá hàng trăm nghìn đồng cùng nhiều rủi ro bảo mật.

Các bài đăng rao bán dịch vụ bảo mật Facebook xuất hiện từ lâu trên mạng xã hội này. Nổi bật trong số đó là dịch vụ bật khiên bảo vệ ảnh đại diện với giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.

"Khiên bảo vệ ảnh đại diện Facebook là một lá chắn (Profile Guard) giúp ảnh đại diện của bạn tránh bị trộm, download, cắt... Ngoài ra, không ai có thể chia sẻ, gắn thẻ của họ vào ảnh đại diện của bạn", một bài rao bán dịch vụ "bật khiên" viết.

Su that ve dich vu bat khien bao ve Facebook tai Viet Nam hinh anh 1
 

Giá cho dịch vụ mà người này đưa ra là 1 triệu đồng kèm với 200 lượt thích ảo mỗi ngày. 

Ngoài ra, một số bên tự nhận làm dịch vụ bảo vệ tài khoản Facebook còn thần thánh tấm khiên này. Họ giới thiệu khi "bật khiên", tài khoản của người dùng sẽ an toàn tuyệt đối, tránh bị hack, khóa...

Nhiều nghệ sĩ tại Việt Nam và người dùng cũng đang sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, trái với chức năng bảo vệ, việc "bật khiên" có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật tài khoản.

Theo India Express, năm 2017, Facebook hợp tác với Trung tâm nghiên cứu xã hội Ki Awaaz phát triển tính năng Profile Guard nhằm ngăn chặn việc ảnh đại diện của phụ nữ Ấn Độ bị đánh cắp.

Tại Ấn Độ, thực trạng ảnh đại diện của nữ giới bị tải về và chia sẻ vào các chợ buôn người, trang khiêu dâm ở mức báo động. Chính vì vậy, Facebook ra mắt tính năng "bật khiên" nhằm chống lại việc tải ảnh, chụp màn hình trang cá nhân các tài khoản Facebook. Để bật bảo mật ảnh đại diện, tài khoản Facebook phải được tạo tại Ấn Độ.

Su that ve dich vu bat khien bao ve Facebook tai Viet Nam hinh anh 2
Dịch vụ "bật khiên" có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.

Ở Việt Nam, khi người dùng muốn sử dụng dịch vụ "bật khiên", họ phải cung cấp token. 

Token là một đoạn mã được Facebook dùng để định danh một tài khoản cụ thể. Nó có thể thay mặt người dùng thực hiện nhiều tác vụ, không cần phải trực tiếp quản lý (không cần biết mật khẩu).

Như vậy, người dùng đã cấp quyền cho bên thứ ba đăng nhập tài khoản cá nhân tại Ấn Độ để "bật khiên". Lợi dụng việc này, các bên cung cấp dịch vụ cũng "chôm" luôn token để "thay mặt" chủ tài khoản thích, chia sẻ, bình luận mà người dùng không hề hay biết. Những mã token này chủ yếu sử dụng cho dịch vụ buôn bán like ảo.

"Bật khiên không hề có tác dụng bảo mật hay ngăn chặn người khác tải ảnh đại diện. Trên giao diện máy tính, ảnh đại diện của người dùng vẫn dễ dàng được tải xuống", Hữu Nhật, người làm dịch vụ Facebook lâu năm tại TP.HCM chia sẻ.


 

Nguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm

Top