Cô dâu Việt ở Hàn Quốc chủ động dạy con nhớ về cuội nguồn quê hương “Có hai điểm rất tự hào khi nói đến nói cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc. Thứ nhất các cô dâu Việt rất chủ động trong việc dạy dỗ con cái làm sao ngoài việc coi Hàn Quốc là quê hương thì vẫn nhớ đến cuội nguồn Việt Nam. Thứ hai, cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc là cộng đồng đi đầu trong việc kêu gọi và hỗ trợ các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa”. |
Elyza Nguyễn: cô dâu Việt và trẻ em các gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc cần được hỗ trợ về ngôn ngữ Việt kiều Elyza Nguyễn là thông dịch viên tiếng Việt hiện đang làm việc tại Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa thành phố Yeong Cheon, tỉnh Gyeongsangbukdo, Hàn Quốc. Làm việc tại đây từ năm 2017, chị Elyza Nguyễn đã dành nhiều thời gian hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và các chị em người Việt kết hôn nhập cư đang sinh sống tại Hàn Quốc. |
Chị Đỗ Thị Ý có tên Yuly Shetty tại Ấn Độ. (Ảnh: NVCC) |
Chị Đỗ Thị Ý kể rằng vào tháng 10/2019, anh Porithosh Shetty quyết định tới Đà Nẵng du lịch. Khi quá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh, anh đã vô tình nhìn thấy hình ảnh của chị (một nhân viên y tá làm việc tại một trung tâm y tế ở Quận 5) trên một ứng dụng hẹn hò.
Ấn tượng với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam có dáng người nhỏ nhắn và nụ cười thân thiện, người đàn ông Ấn Độ mạnh dạn nhắn tin làm quen. Từ những dòng tin gửi đi không nhận được hồi đáp, dần dần sự chân thành, kiên trì và cái duyên đã kết nối họ bằng một đám cưới đẹp tại Ấn Độ sau hai năm phải giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
Trò chuyện với TG&VN, chị Ý đã chia sẻ về những bỡ ngỡ, niềm vui cùng những điều bất ngờ khi sang làm dâu ở Bangalore – mảnh đất xa xôi mà trước đây chị chưa từng đặt chân đến…
Khác biệt văn hóa là thách thức lớn đối với cô dâu Việt lấy chồng Ấn Độ. Cuộc sống hiện tại của chị ở Bangalore thế nào?
Tất nhiên mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, thậm chí mỗi gia đình cũng khác biệt về văn hóa, thói quen sinh hoạt. Nhưng đó không phải khó khăn đối với tôi.
Tôi may mắn gặp được chồng và gia đình nhà chồng rất thấu hiểu, không bắt bản thân phải thay đổi điều gì. Chồng tôi nói nếu thay đổi để phù hợp và thích nghi với cuộc sống gia đình Việt-Ấn thì cả hai cùng phải thay đổi chứ không phải thay đổi từ một mình phía tôi.
Ở Việt Nam, gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà, còn ở đây gia đình nhà chồng theo đạo Hindu. Tôi thấy mẹ chồng ngày nào cũng thắp hương, trước khi thắp hương sẽ không được ăn mặn nên bà luôn thắp hương trước giờ ăn.
Một năm chồng tôi đi đền một lần. Những người theo đạo Hindu không ăn thịt bò, nhưng gia đình chồng không bắt tôi phải theo, tôi vẫn ăn thịt bò bình thường. Chồng tôi hiểu tôi đã phải xa quê hương, xa gia đình đến đây sinh sống là sự hy sinh và thiệt thòi rất lớn rồi. Anh luôn cảm ơn tôi vì điều đó và không bao giờ đòi hỏi ở tôi điều gì cả. Thậm chí, ngôn ngữ địa phương anh cũng không muốn tôi học.
Cuộc sống hiện tại của tôi ở Bangalore rất thoải mái. Nhà chồng có người giúp việc, chỉ khi nào tôi thèm đồ Việt thì tự nấu, thời gian rảnh thì tập thể dục.
Thời tiết ở Bangalore mát mẻ quanh năm. Là doanh nhân kinh doanh bệnh viện tư nhân, khu nghỉ dưỡng nên gia đình chồng có rất nhiều mối quan hệ, bạn bè khiến cuộc sống của tôi luôn vui vẻ.
Tôi nhận thấy nguồn năng lượng của người Ấn rất lớn nên ngoài thời gian làm việc, họ có thể tiệc tùng và nhảy thâu đêm. Nhảy đã là một phần văn hóa không thể thiếu của người Ấn và họ có thể nhảy ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào miễn là có nhạc.
Chị Ý cùng chồng Ấn Độ là anh Porithosh Shetty. (Ảnh: NVCC) |
Chị là một cô dâu Việt rất may mắn khi có được gia đình chồng tâm lý như vậy. Tuy nhiên, hoà nhập nhanh vào cuộc sống ở Ấn Độ, những cô dâu Việt cũng phải chuẩn bị trước cho những kỹ năng cần thiết, phải không?
Theo tôi, cô dâu Việt cần chuẩn bị đầu tiên là ngôn ngữ. Ở Ấn Độ, tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính cùng với tiếng địa phương. Trẻ em được học song ngữ từ nhỏ (ở Ấn Độ mỗi bang dùng một ngôn ngữ khác nhau).
Hiện nay, tất cả thủ tục giấy tờ hành chính, làm việc ở văn phòng, công sở, phim ảnh, sách báo… đều bằng tiếng Anh, tất nhiên vẫn có phiên bản của từng tiếng địa phương nhưng số lượng rất ít. Tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên giao tiếp ở đây nên các chị em chỉ cần chuẩn bị tốt ngôn ngữ này để giao tiếp với mọi người dễ dàng. Có ngôn ngữ thì cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nhiều hơn.
Tôi chưa thấy chị em dâu Ấn nào phải học tiếng địa phương. Thậm chí tiếng Anh hiện tại của tôi không giỏi nhưng chồng tôi vẫn luôn động viên như vậy là tiến bộ lắm rồi. Hồi đầu gặp nhau tôi còn không nói được tiếng Anh chỉ dùng Google dịch.
Xa gia đình và quê hương đến làm dâu ở một đất nước lạ, những người bạn Việt Nam ở đây hẳn là một điểm tựa tinh thần khác cho chị?
Những chị em người Việt lấy chồng Ấn có nhóm chat trên mạng xã hội nhằm chia sẻ, động viên nhau hay đơn giản là thông tin giúp nhau về nơi mua gia vị và rau để nấu món Việt. Ở đây rất hiếm các loại rau có lá, phải biết chỗ mua mới mua được và giá thành khá cao. Người Ấn dùng các loại củ nhiều hơn.
Thực tế, số lượng các cặp vợ chồng Việt - Ấn rất ít so với những đất nước khác. Đất nước lại rộng lớn nên các chị em cũng rải rác các bang, thành phố khác nhau, không phải dễ dàng gặp được nhau nên chủ yếu chúng tôi chia sẻ, tâm sự online.
Thế nhưng, ở Bangalore cũng có khoảng 20 chị em làm dâu ở đây. Vì ở xa nhau, nên chỉ có ba, bốn chị em gần nhau mới có điều kiện thỉnh thoảng gặp nhau nấu đồ ăn Việt hoặc ra ngoài đi chơi. Vừa rồi, chúng tôi cũng có cuộc gặp mặt để chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Chị cũng đã lập một số kênh cá nhân trên mạng xã hội và thu hút nhiều người theo dõi?
Tôi đã lập kênh YouTube Cô dâu Ấn Độ và Fanpage Cô dâu Ấn Độ - Cuộc sống ở Bangalore Ấn Độ, để chia sẻ cho mọi người thực tế về cuộc sống làm dâu ở Ấn Độ. Vì trước giờ rất nhiều thông tin tiêu cực không chính xác về cuộc sống và con người ở Ấn Độ. Trước đây, khi nghe những tin đồn này tôi cũng rất sợ nhưng khi đến đây rồi thì tôi đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, theo hướng tích cực.
Từ những chuyện nhỏ nhất như từng hộ gia đình sẽ phân loại rác tại nhà, mọi người đi mua gì cũng tự xách túi vải đi đựng nhằm hạn chế tối đa sử dụng túi nylon, đến việc xe máy để ngoài đường cả ngày lẫn đêm không cần cất vào nhà, đi ngoài đường cầm điện thoại, đeo nữ trang, giỏ xách cũng rất yên tâm không lo bị giật…
Tôi thấy người Ấn rất văn minh, lịch sự, hiền lành thật thà, nhiệt tình và hiếu khách. Cuộc sống về đêm thì rất sôi động và nhiều sắc màu.
Chỉ mỗi ẩm thực là tuỳ theo khẩu vị của mỗi người. Bản thân tôi thì ăn được rất nhiều món Ấn nhưng chỉ ăn một đến hai lần mỗi tuần thôi, còn lại mình là người Việt vẫn phải ăn đồ Việt (cười). Tôi cũng luôn giới thiệu với gia đình, bạn bè và họ hàng nhà chồng và tất cả những người gặp gỡ ở đây về đất nước con người và ẩm thực của Việt Nam.
Các cô dâu Việt tại Ấn Độ gặp mặt dịp Quốc khánh Việt Nam 2/9. (Ảnh: NVCC) |
Vậy gia đình và những người bạn Ấn của chị có cảm nhận gì về ẩm thực, văn hóa và con người Việt Nam?
Rất nhiều người bạn của chồng tôi đã đi du lịch Việt Nam. Họ khen đất nước chúng ta đẹp, con người thân thiện, đặc biệt đồ ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Ở đây, mỗi lần bạn bè tụ họp, tôi luôn làm món Việt Nam để mọi người thưởng thức. Trước đây, chồng tôi là người nấu ăn khá ngon, mọi người rất thích đồ ăn do anh làm. Nhưng bây giờ, anh vẫn trêu tôi rằng tôi còn nổi tiếng hơn cả anh nên mọi người ai cũng thích đồ Việt Nam do tôi nấu.
Đặc biệt, mấy món gỏi Việt mọi người rất thích và đặt biệt danh “salad lady” cho tôi.
Chồng tôi còn quan tâm những gì tôi thích và không thích, cũng như luôn kiếm bằng được những gia vị, thực phẩm để tôi có thể nấu món Việt.
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội đầu tư và hoạt động tại tỉnh Port Said (Ấn Độ) Ngày 8/6, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập do Đại sứ Nguyễn Huy Dũng làm trưởng đoàn, có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Port Said của Ai Cập. Qua đó, các khu công nghiệp tại tỉnh Port Said luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư và hoạt động. |
Việt Nam và Ấn Độ khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp ô tô Ngày 22/8 tại Hà Nội, diễn đàn “Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô” được diễn ra với sự tham gia của 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) và đại diện các bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. |