Ghé 5 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Hà Nội nhân dịp Lễ Vu Lan

2024-12-21 13:20:10
Lễ hành hương Hajj linh thiêng của người Hồi giáo về Thánh địa Mecca
Lễ hành hương Hajj là một trong năm trụ cột của Hồi giáo, những người hành hương không được phép tranh cãi, bị cấm xức nước hoa và phải cắt móng tay, cắt tóc hoặc tỉa râu trước buổi lễ.
Hội hữu nghị Việt – Nga TP Hà Nội góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Hà Nội và Matxcơva
Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Hà Nội và Matxcơva, giới thiệu hình ảnh thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố vì Hòa bình, phát triển năng động và hội nhập quốc tế... Đây là những kết quả nổi bật của Hội hữu nghị Việt – Nga TP Hà Nội trong nhiệm kỳ 2017-2022

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15, nét đặc trưng dễ thấy ở chùa Quán Sứ nằm ở tên chùa và các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ. Điều này khá hiếm hoi vì thông thường, tên và các câu đối ở chùa thường là chữ Hán. Hiện tại, chùa Quán Sứ vẫn là một trong những ngôi chùa linh thiêng được ngưỡng vọng nhất đất Hà thành.

Cổng chùa Quán Sứ (Ảnh: IG/irvanpersie).

Hằng năm, chùa Quán Sứ thường tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu từ ngày 11/7 - 14/7 Âm lịch. Vào các ngày lễ lớn trong năm, người dân Hà Nội và du khách từ nhiều nơi tập trung về đây để dâng hương, tỏ lòng biết ơn cha mẹ, cầu mong bình an cho gia đình hay cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh oanh liệt vì tổ quốc.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ tọa lạc tại bán đảo lớn nhô ra giữa Hồ Tây, ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ. Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh thuộc tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam. Bà chúa Liễu Hạnh cũng là người phụ nữ duy nhất nằm trong bộ “tứ bất tử” được nhân dân ca tụng gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.

Phủ Tây Hồ thu hút du khách ghé thăm.

Là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc vào những ngày lễ quan trọng trong năm.

Chùa Trấn Quốc

Nằm trên một hòn đảo ở phía Đông của Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên, thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc có kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng mà cổ kính gữa hồ nước mênh mang, tĩnh lặng.

Chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Diện mạo có phần thay đổi. Quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815 với tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Hình ảnh Chùa Trấn Quốc giữa lòng hồ Tây.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc lâu đời, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, đồng thời là điểm đến thu hút nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong lẫn ngoài nước.

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh (chùa Sở) tọa lại tại 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Được xây dưới thời nhà Trần, chùa Phúc Khánh đã trải qua nhiều lần tu bổ và sửa chữa. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, chùa tiếp tục được tu sửa và trở thành trường đại học Phật Giáo của đất nước. Chùa Phúc Khánh đã đào tạo được nhiều bậc cao tăng đại đức, làm trụ cột của Phật Giáo Việt Nam.

Chùa Phúc Khánh.

Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại rất linh thiêng nên vào các ngày lễ quan trọng chùa Phúc Khánh thường thu hút rất đông phật tử đến chiêm bái, lễ Phật. Vào ngày lễ Vu Lan nơi đây lại thu hút cả ngàn người tới chiêm bái, lễ Phật cầu may và cầu siêu cho những người đã khuất.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột còn có tên là chùa Diên Hựu, tọa lạc tại quận Ba Đình, Hà Nội, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Chùa Một Cột (Ảnh: IG/uywoodyphotog).

Ngoài ý nghĩa tâm linh, chùa Một Cột còn nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo của một quần thể khu di tích. Đây là một công trình sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm: điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật và đậm tính dân tộc.

Chính lối kiến trúc độc đáo của mình nên ngày nay, cùng với nhu cầu về chiêm bái, tâm linh, chùa Một Cột đã trở thành điểm du lịch quan trọng của Thủ đô đối với nhiều khách trong và ngoài nước.

Gắn biển tên tiếng Việt cho hai ngôi chùa ở Thái Lan
Khai mạc Lễ hội du lịch Hà Nội 2022: "Hà Nội, đến để yêu"
Top