Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt |
DN Trần Uyên Phương: “Đại dịch buộc chúng ta phải sáng tạo hơn" |
Ở tuổi 23 nhưng trông Thắm (Đông Sơn, Thanh Hoá) chỉ bé như một học sinh lớp 8 do càng lớn đôi chân của em càng trở nên khô cứng, phần xương sống phía lưng do ngồi nhiều bắt đầu có dấu hiệu co lại. Nhiều đêm mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhức không ngủ được.
Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, Thắm chỉ “bé như viên kẹo”, không có đôi tay như những người bình thường. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn ấy, chị Nguyễn Thị Tình (mẹ của Thắm) rưng rưng: “Do di chứng chất độc da cam để lại, lúc mới sinh cháu nặng 8 lạng, không có tay. Ôm con vào lòng, tôi khóc ngày khóc đêm vì thương con”.
Những dòng chữ nắn nót được viết bằng đôi chân của Lê Thị Thắm. |
Rồi Thắm cũng lớn dần. Thắm giao tiếp với bố mẹ và người thân bằng ánh mắt trong trẻo, ngây thơ. "Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay", thế nhưng với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, Thắm đã khổ luyện bằng chính đôi chân của mình để tự sinh hoạt.
Thắm tự nhủ “nếu mọi người làm việc bằng tay, thì mình làm mọi việc bằng chân của mình. Mình không học sẽ không bằng mọi người, cơ thể đã khiếm khuyết, nếu không học thì lấy gì để nuôi bản thân”.
Thắm khát khao được đến trường như bao đứa trẻ khác. "Con sẽ tập viết bằng chân. Mẹ ơi, con muốn đi học như các bạn" - Thắm nói với mẹ. Nắn nót từng chữ một, lúc đầu rất chậm. Nhưng Thắm không bỏ cuộc.
Mẹ là người luôn đồng hành bên cạnh Thắm. |
Nhìn thấy đôi chân của con phồng rộp da, đau đớn, rỉ máu ở từng kẽ chân khi tập viết, mẹ Thắm xót xa vô cùng. Đôi lúc vì không muốn con đau đớn mà khuyên con đừng cố nữa, nhưng Thắm vẫn cần cù, ngày đêm tỉ mẩn với cây bút trên chân tập viết", chị Tình tâm sự thêm.
Nhìn những dòng chữ và những tấm bằng khen treo trên tường, ít ai biết được, để làm được điều kỳ diệu ấy, từ bé Thắm đã trải qua những tháng ngày tập luyện gian khổ.
Với nghị lực phi thường, không cho phép mình gục ngã trước khó khăn, Thắm đã tốt nghiệp phổ thông với thành tích đáng nể 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Không chỉ thế, năm lớp 5, Thắm còn đạt giải xuất sắc cuộc thi viết chữ đẹp, năm 2007 đạt giải nhì cuộc thi vẽ toàn tỉnh Thanh Hóa.
Lớp học của Thắm luôn sáng đèn hơn 4 năm qua. |
Năm 2016, Thắm quyết định thi vào khoa sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức. Các năm theo học ở đây, Thắm luôn là sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng.
Hy vọng trẻ em nơi thôn quê có thể nói lưu loát được tiếng Anh, cùng với niềm tin mình sẽ được sống và cống hiến như bao người. Và cách đây gần 4 năm, Thắm mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Dù chịu nhiều thiệt thòi, Thắm luôn thể hiện tinh thần lạc quan, hăng say làm việc. Với Thắm, hạnh phúc là ngày ngày được dạy các em nhỏ trong xóm, giúp các em tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. Thắm mong sao trong thời gian tới, em sẽ có điều kiện để giúp các em nhỏ được học tử tế hơn.
Khâm phục trước câu chuyện của Thắm, đặc biệt là tâm huyết giành cho các em học sinh nghèo ở vùng quê, chương trình Nối trọn yêu thương cùng nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gửi tặng đến Thắm một món quà với niềm tin giúp lớp học ngày càng phát triển, dìu dắt được nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Món quà từ Tập đoàn Tân Hiệp Phát gửi đến Lê Thị Thắm. |
“Trước khi mặt trời mọc là quãng thời gian tăm tối nhất, bạn ở tương lai đừng quên mình ở hiện tại, dù bây giờ bạn đang đứng ở đâu cũng đừng quên rằng bản thân bạn sẽ luôn tiến về phía trước”, đó là những lời tự sự tận đáy lòng của Thắm trong chương trình Nối trọn yêu thương phát sóng trên kênh VTV1.
Là một thành viên đặc biệt, đồng hành cùng chương trình từ những ngày đầu tiên, chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ: “Tôi cảm cảm thấy một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ từ mỗi nhân vật trong chương trình Nối trọn yêu thương. Dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, các bạn luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho tôi và tất cả mọi người. Hy vọng rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một sự ghi nhận và giúp ích cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống”.
Giải pháp công nghệ cảnh báo viêm phổi, hỗ trợ sàng lọc Covid của cựu SV Bách khoa có gì đặc biệt? Một cựu sinh viên Bách Khoa đã sáng tạo ra giải pháp công nghệ SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2". |
Chàng trai bỏ nghề truyền thông để lập đội cứu nạn Đang ổn định với công việc văn phòng, thế nhưng anh Phạm Quốc Việt đã quyết định bỏ ngang sau một biến cố, sau đó anh cũng một số người lập nên đội cứu hộ FAS Angel để hỗ trợ, cứu giúp những người bị tai nạn. |
Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân Liên yếu lắm, hàng ngày Liên tập tễnh đi lại trên chiếc nạng gỗ, lúc bấy giờ mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị. Chính nghị lực và niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp cô gái bị cưa một chân vượt qua giới hạn của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. |