Xé giấy, vẽ khắp nhà và những thói quen tưởng xấu nhưng giúp trẻ thông minh

2024-12-21 13:34:50
10 tình huống bố mẹ đang hại con mà không hay biết
Vì sao để con ăn mặc xuề xòa là hại con?
Có những thói quen tưởng xấu nhưng lại là tốt với trẻ.

Trong quá trình nuôi dạy con, hầu hết bố mẹ luôn than vãn rằng con quá nghịch và mệt mỏi khi phải trông chừng chúng. Những hành động sau được coi là phổ biến ở hầu hết trẻ em. Bố mẹ cho rằng đó là hành vi xấu nhưng thực ra nó không tệ đến mức như vậy, ngược lại, còn giúp ích cho quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Trẻ xé giấy

Trẻ thường rất thích xé giấy, tất nhiên không có bố mẹ nào thích con làm việc này bởi mất thời gian dọn dẹp sau đó. Nhưng trò chơi tưởng vô ích này lại giúp trẻ cử động tốt đôi tay, rèn luyện sự tập trung. Hơn nữa, đây còn là trò tiêu khiển mang đến niềm vui cho bé. Khi trẻ cử động tay theo các hướng khác nhau, tờ giấy sẽ bị xé thành những hình thù khác biệt.

Có một điều khá thú vị mà bố mẹ không biết là bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ. Trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với việc trẻ đang tư duy, suy nghĩ. Vì thế, đừng ngăn cản trẻ chơi trò chơi này.

Trẻ vẽ khắp nhà

Đừng quá khắt khe khi trẻ muốn vẽ bậy khắp nhà.

Ngoài xé giấy, vẽ bậy khắp nhà cũng là một trong những thú vui của nhiều trẻ. Bố mẹ sẽ phàn nàn rằng đây là trò nghịch bẩn, nhưng thực chất đó lại là trò giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và khả năng thực hành. Ban đầu, trẻ có thể vẽ những nét nguệch ngoạc, vô nghĩa. Nhưng hãy kiên nhẫn và chờ xem. Chắc chắn sau những nét vẽ đó có thể là một con cá, một chiếc ô tô hay một con chim non. Trẻ chưa hiểu được quy tắc không được vẽ bậy, nên cứ thấy chỗ trống nào có thể vẽ được là vẽ. Bố mẹ thường sẽ ngăn cấm trẻ và việc này có thể làm giảm khả năng sáng tạo của trẻ. Giải pháp tốt nhất là dành riêng cho trẻ một bức tường và ra quy định, chỉ được vẽ tại đó.

Trẻ bốc đồ ăn

Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, trẻ bắt đầu muốn cầm nắm, sờ vào đồ ăn. Khi trẻ đã cầm được, cũng là lúc "cơn ác mộng" của bố mẹ bắt đầu. Bố mẹ sẽ thấy chúng thường không cho vào mồm ăn, mà sẽ bốc, vò nát nhiều hơn. Trò chơi này chỉ kết thúc đến khi trẻ 4 tuổi. Để không bị nổi điên mỗi khi trẻ nghịch thức ăn, bố mẹ nên hiểu rằng đây là giai đoạn quan trọng cho trẻ học cách ăn chủ động. Một thời gian sau khi trẻ vò nát đồ ăn, trẻ sẽ biết bốc và cho vào miệng. Việc này giúp kích thích vị giác, tăng hứng thú ăn uống, và rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt. Với trẻ, đây là trò chơi thú vị nhất.

Trẻ đi chân đất

Bố mẹ hiện đại thường ngăn cấm con đi chân đất vì sợ bẩn, sợ con bị ốm. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những lợi ích khi cho trẻ đi chân trần. Đó là có thể giúp kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân, giúp trẻ cảm nhận rõ mặt đất và điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất, nhờ thế tư thế đi bộ đúng hơn. Một số nhà khoa học khác tin rằng lòng bàn chân trẻ từ 0-10 tuổi vẫn chưa định hình, nên cho trẻ đi chân trần nhiều hơn. Khi thời tiết khắc nghiệt hoặc trong trường hợp muốn bảo vệ chân cho trẻ, thì mới đi giày và dép.

Trẻ hay ném đồ đạc

Khi trẻ ném đồ đạc, bố mẹ thường dán nhãn trẻ hư. Ngạc nhiên là càng ngăn cấm trẻ, quát mắng, phạt thì trẻ lại càng thích làm như vậy.

Với trẻ nhỏ, ném đồ đạc là một trong những hoạt động khám phá. Trẻ thích ném đồ vì có thể quan sát chuyển động của những vật bị ném, và cả quan sát thái độ của bố mẹ. Nếu món đồ bị vỡ, lăn xuống đất hoặc phát ra âm thanh, trẻ càng phấn khích, càng tò mò và muốn tìm đồ vật khác để ném thêm. Ý nghĩa lớn nhất của trò này là trẻ sẽ nhận thức được mối liên hệ giữa bản thân và không gian xung quanh, bằng cách ném, di chuyển đồ vật.

Giải pháp cho bố mẹ là không đặt những vật sắc, nhọn, đồ bằng thủy tinh hoặc đồ vật có thể gây thương tích gần trẻ. Thay vào đó là những vật dụng, đồ chơi mềm bằng giấy, nhựa để trẻ thỏa thích ném và khám phá.

Trẻ thích nghịch nước

Trẻ có thể chơi với nước mãi không biết chán.

Với bố mẹ, trò nghịch nước dĩ nhiên không vui chút nào. Nhưng với trẻ, nước là thứ kỳ diệu nhất. Đa phần trẻ đều thích nghịch nước, thích tự ý mở vòi nước, chơi với nước rất lâu trong nhà tắm, đổ nước ra sàn, lắc cốc nước cho bắn tung tóe...

Không chỉ là trò chơi kỳ diệu nhất, nước còn giúp trẻ khám phá nhiều điều. Trẻ sẽ học được rằng không thể cắt hay nắm được nước, một số đồ vật có thể nổi lên dưới nước trong khi một số khác sẽ chìm... Khi tiếp xúc và khám phá với nước, trẻ có thể cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, các dạng vật chất khác nhau, giúp kích thích và phát triển các giác quan.

Xem thêm:

7 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con thành những đứa trẻ ưu tú

Gia đình giàu hay nghèo không ảnh hưởng quá nhiều đến thành công sau này của trẻ. Chính phẩm chất của bố mẹ, môi trường ...

3 kiểu mẹ nuôi dạy con thành những đứa trẻ bất tài

Người mẹ hay tức giận, thích kiểm soát mọi thứ và "nghiện" điện thoại thường là những người mẹ thất bại trong nuôi dạy con.

Bạn là cha mẹ bình thường hay thông thái, nhìn 10 bức ảnh sau là biết

10 bức ảnh thể hiện sự khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái. Bạn thuộc kiểu nào?

Top