Khoa học lý giải về khả năng tái nhiễm COVID-19 nhiều lần

2025-01-17 20:38:20
Ai Cập đề ra 10 'quy tắc vàng' bảo vệ trẻ trước Covid-19 khi ở trường học
Bộ Y tế và Dân số Ai Cập mới đây đã đề ra 10 “quy tắc vàng” để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 bên trong trường học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại sau đại dịch.
Dự kiến học sinh trở lại trường chậm nhất vào ngày 14/2
Chiều 24/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn về lộ trình mở cửa trường học và phương án, kế hoạch, lộ trình mở cửa đón khách du lịch an toàn, hiệu quả.
Nhiều người mắc COVID-19 khỏi nhưng vẫn tái nhiễm (ảnh minh họa)

Người từng mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm: Các tài liệu về tái nhiễm đề cập đến việc một người phát hiện mắc COVID-19 lần thứ hai hoặc nhiều hơn thế, bất kể là mắc biến thể nào. Nguy cơ tái nhiễm có khả năng phụ thuộc vào một loạt các yếu tố. Ví dụ, dữ liệu cho thấy nguy cơ này cao hơn ở những người chưa được tiêm chủng, cũng như có khả năng xảy ra ở những người từng nhiễm virus trước đó với phản ứng miễn dịch thấp hơn.

Tình trạng này cũng phụ thuộc vào biến thể. Một chuyên gia cho biết nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron ngay sau lần nhiễm Omicron đầu tiên sẽ thấp hơn so với khả năng nhiễm biến thể Delta rồi tái nhiễm Omicron. Và yếu tố khác chính là việc một người đã tiêm chủng cách đây bao lâu. Các chuyên gia cho biết liều lượng vaccine cũng có thể đóng vai trò quan trọng.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) quy định tái nhiễm là trường hợp mà một người được phát hiện tiếp tục dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian 90 ngày trở lên kể từ lần mắc trước đó. Định nghĩa này sẽ giúp loại trừ những người chậm hồi phục sau khi nhiễm.

Theo số liệu mới nhất của UKHSA về số người tái nhiễm tại Anh, từ khi bắt đầu đại dịch đến ngày 9/1, đã có 425.890 trường hợp có khả năng tái nhiễm, với 109.936 trường hợp được phát hiện trong tuần lễ kết thúc vào ngày 9/1, chiếm gần 11% tổng số ca mắc của tuần đó.

Rất ít trường hợp tái nhiễm có thể được xác nhận vì điều đó đòi hỏi phải giải trình tự gien. Hơn nữa, với việc ít người được tiếp cận với công cụ xét nghiệm trong đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên, nên lần mắc đầu tiên của nhiều người có thể bị bỏ sót.

Ông Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial London, cho biết: “Với sự kết hợp của hai năm xảy ra đại dịch, một vài đợt kháng thể suy yếu, hai làn sóng bùng phát của Delta với khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và sau đó là Omicron, tình trạng tái nhiễm đã xuất hiện khá rộng”.

Một số biến thể có khả năng dễ gây tái nhiễm hơn. Theo các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London, sau khi tính đến một loạt các yếu tố, biến thể Omicron gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn từ 4,38 lần đến 6,63 lần so với Delta.

Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ chống lại việc mắc COVID-19 phát sinh từ lần nhiễm trước trong vòng sáu tháng qua đã giảm từ khoảng 85% xuống còn từ 0% đến 27%. Sự sụt giảm này không hề gây bất ngờ vì Omicron đã được phát hiện có khả năng né tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể ở một mức độ đáng kể.

Có người tái nhiễm COVID-19 tới lần thứ 3, thậm chí thứ 4.

Tái nhiễm có nhẹ hơn. Dữ liệu của giáo sư Hunter cho thấy tải lượng virus trong các ca tái nhiễm thấp hơn so với nhiễm lần đầu, và khả năng họ sẽ ít gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tái nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có loại biến thể và tình trạng tiêm chủng của một người.

Các dữ liệu cho thấy khi biến thể Alpha chiếm ưu thế tại Anh, người tái nhiễm ít gặp triệu chứng của bệnh hơn. Nhưng hiện tượng này đã đảo ngược khi Delta trở thành chủng thống trị. Khi Omicron lên ngôi, thống kế cho thấy mọi người có khả năng mắc các triệu chứng COVID-19 trong lần nhiễm trùng thứ hai tương tự như lần nhiễm trùng đầu tiên của họ. Ông Altmann nói: “Không thiếu trường hợp tái nhiễm khá nặng, mặc dù không cần nhập viện”.

Mọi người có thể mắc COVID-19 nhiều lần. Trong số những người đã bị mắc COVID-19 hai lần tại Anh có các chính trị gia như ông Kier Starmer và ông Matt Hancock. Bên cạnh đó, có những người bị nhiễm virus đến ba hoặc thậm chí bốn lần, một số lần chỉ cách nhau vài tuần.

UKHSA không chia nhỏ các lần tái nhiễm theo từng đợt, mặc dù họ đã xác định được một làn sóng tái nhiễm lần thứ ba có thể xảy ra. Chắc chắn rằn COVID-19 càng tồn tại lâu thì khả năng tái nhiễm sẽ càng cao.

Nên làm gì để ngăn ngừa tái nhiễm?

Tái nhiễm COVID-19 cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những người đã nhiễm COVID-19 nên tiêm chủng khi điều kiện cho phép.

Nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những người từng nhiễm COVID-19, người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ, theo Mayo Clinic.

Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế
Các quốc gia giàu có trên thế giới tăng cường tuyển dụng đội ngũ y tá, điều dưỡng từ các nước nghèo hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhân viên y tế vốn đã căng thẳng tại những nước nghèo.
Ngày 24/1, Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễm biến chủng Omicron
Theo báo cáo ngày 24/1, Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, cả nước có 14.362 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội nhiều nhất với hơn 2.800 ca, đứng thứ hai là Đà Nẵng 958 ca; đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễm biến chủng Omicron.
Tính đến sáng 24/1, cả nước có hơn 4.700 ca COVID-19 nặng đang điều trị
Bộ Y tế cho biết tính đến sáng 24/1, hơn 1,8 triệu bệnh nhân COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị hiện có hơn 4.700 trường hợp nặng.

Nguồn bài viết : TP Game Bài 3d

Top