Việt Nam kêu gọi thực hiện sáng kiến 'Lặng im tiếng Súng' ở châu Phi |
Chàng trai Việt Nam làm từ thiện ở châu Phi |
Các đại biểu tham dự lễ ra mắt Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA). |
Sự kiện được tổ chức trực tuyến, với sự tham dự của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga; ngài Olusegun Obasanjo – nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Nigeria; ngài Chekou Oussouman – Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam; cùng nhiều vị Đại sứ nhiều nước châu Phi tại Việt Nam…
Phát biểu khai mạc sự kiện, GS.TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện IAMES, Chủ tịch VAECA cho biết, Việt Nam là quốc gia đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến, cứu quốc nên hiểu rõ giá trị của độc lập tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về bạn bè châu Phi đã từng nói: "Chúng tôi vui mừng trước những thắng lợi của các bạn, và đau xót trước những nỗi thống khổ của các bạn". Đó là sự khẳng định Việt Nam luôn sát cánh cùng các dân tộc châu Phi cùng vượt qua các khó khăn, thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch VUFO khẳng định, Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước thành viên Liên minh châu Phi và quan hệ hợp tác tốt đẹp với Liên minh châu Phi. Việt Nam cũng luôn ghi nhớ và biết ơn nhân dân và chính phủ các nước châu Phi đã luôn đồng tình ủng hộ nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
"Việt Nam đã và sẽ luôn sát cánh ủng hộ và hỗ trợ nhân dân châu Phi anh em, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển thông qua các khuôn khổ song phương và hợp tác ba bên. Chúng tôi cũng đã cử lực lượng gìn giữ hoà bình của Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại châu Phi" - bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của cả thế giới và mỗi quốc gia, hơn bao giờ hết, chúng ta càng cần tăng cường đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, tập trung mọi nỗ lực chung sức vượt qua đại dịch, khôi phục và phát triển kinh tế.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga đánh giá cao và chúc mừng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và các nhà doanh nghiệp đã có sáng kiến, vận động và thành lập Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam – châu Phi “VAECA”; tin tưởng với những con người đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm, với quyết tâm “Đồng hành cùng tiến bước (“Closer and Faster Moving”), VAECA sẽ là một cây cầu vững chắc kết nối tình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá, trao đổi về phương hướng hợp tác nằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của hai bên. Nhiều đại biểu cũng đồng tình về việc Việt Nam và các nước châu Phi cần tăng cường các kênh đối thoại, trao đổi thông tin nhằm tháo gỡ những vướng mắc như thiếu thông tin về môi trường, tập quán kinh doanh, pháp lý, hệ thống chính sách và cơ chế thương mại…
Các đại biểu tham dự Hội thảo bằng hình thức trực tuyến. |
Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam – châu Phi (VAECA) được thành lập với khẩu hiệu “Đồng hành cùng tiến” (Closer and Faster moving) nhằm hướng tới trở thành biểu tượng của niềm tin, cây cầu của tình hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước châu Phi trên nền tảng hợp tác, chia sẻ, tổng hợp sức mạnh riêng của từng nước trên con đường tiến đến hòa bình, thịnh vượng.
VAECA là diễn đàn gắn kết và điểm đến của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có chung mục tiêu thúc đẩy hợp tác và phát triển, tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược, phát huy lợi thế cạnh tranh, phối hợp hành động song phương và đa phương đối phó với các thách thức hướng tới cải cách kinh tế sâu rộng và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng của Việt Nam và các nước châu Phi.
Châu Phi hiện đang có khoảng 1,2 tỷ dân. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và châu Phi đã tăng gấp gần 3 lần trong vòng một thập kỷ qua. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam và châu Phi mới chỉ đạt 2,52 tỷ USD. Năm 2019, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 7,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 3,4 tỷ USD hàng hóa các loại. Hàng hóa của Việt Nam có mặt tại hầu hết các nước châu Phi, trong đó, các thị trường lớn là Nam Phi, Ai Cập, Ghana, Algeria, Bờ Biển Ngà… |
Trồng rau ở châu Phi, bộ đội Việt Nam khiến bạn bè quốc tế nể phục |
Thêm chuyến bay đưa 280 công dân Việt Nam từ châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ về nước |