Bác Hồ trong trái tim kiều bào Bác Hồ trong lòng nhân dân Ai Cập Bến Nhà Rồng là ở đâu? |
Hội thảo được tổ chức trang trọng tại khán phòng chính của trụ sở thành phố cho thấy sự kính trọng từ phía Chính quyền Saint-Petersburg với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam (Ảnh: TTXVN)
Những ngày tháng Năm này thành phố Saint-Petersburg của Liên bang Nga, thành phố kết nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, trong khuôn khổ “Ngày Thành phố Hồ Chí Minh”, chính quyền kết hợp các hội người Việt, các doanh nhân tài trợ đã tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, hội thảo khoa học, đóng góp to lớn vào chuỗi sự kiện năm nhân kỷ niệm chéo Việt-Nga 2019-2020.
Tham dự hội thảo, về phía Nga có Phó Thống đốc thành phố St. Petersburg Nikolay Bondarenko, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Vyacheslav Kalganov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, giáo sư Vladimir Kolotov.
Đặc biệt, hội thảo có sự góp mặt của đoàn đại biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Viện Trưởng Viện Triết học, tiến sỹ Trần Văn Phòng dẫn đầu.
Sự kiện còn có sự góp mặt của hàng trăm sinh viên, học viên Việt Nam đến từ các trường đại học trong thành phố cùng các bạn sinh viên Nga đến từ Đại học Tổng hợp St.Petersburg.
Khai mạc hội thảo, ông N.Bondarenco đã có bài phát biểu chào mừng những người tham dự hội thảo, những người có tâm huyết được hiểu thêm về lịch sử dân tộc và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông nhấn mạnh mối quan hệ giữa thành phố St.Petersburg và Việt Nam đang ở mức độ gắn bó nhất từ trước đến nay.
Sự kiện trọng tâm của thành phố chính là tổ chức thành công dự án “Di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh - 50 năm sau”, sẽ kéo dài đến tháng Chín. Phó Thống đốc St.Petersburg cho biết khi đó thành phố sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm “Ngày vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam rời xa chúng ta".
Tham dự Hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí Minh có đông đảo sinh viên Việt Nam và LB Nga từ các trường Đại học trong thành phố (Ảnh: TTXVN)
Hội thảo đã nghe nhiều tham luận về những nghiên cứu Hồ Chí Minh. Phó Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đỗ Xuân Tuất bày tỏ sự vinh dự khi được tham gia một Hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí Minh có đông đảo bạn bè Nga tham dự.
Ông đã chia sẻ những quan điểm về vấn đề: "Văn hóa-Hòa bình-Hồ Chí Minh, giá trị tỏa sáng dân tộc". Ông khẳng định: Việt Nam là một quốc gia tự do luôn yêu chuộng hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng của văn hóa hòa bình, Người đã nâng truyền thống văn hóa hòa bình của đất nước, của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông cũng trích dẫn lời nói của của nhà sử học Mỹ William Burk: “Hồ Chí Minh có khả năng đặc biệt làm cho người ta thấy Người hiểu họ, hiểu những vấn đề ngăn cách giữa hai bên, có khả năng làm cho họ tin tưởng rằng ông là một người bạn tốt của họ".
Di sản lớn thứ hai được các đại biểu trình bày tại Hội thảo mang tên: “Đạo đức Hồ Chí Minh, giá trị và sự lan tỏa". Lịch sử nhân loại có những vĩ nhân không chỉ được nhân dân của dân tộc mình ca ngợi, kính mến mà còn giành được tình cảm và sự quý trọng của nhân dân nhiều nước trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người như vậy. Nhà báo Nga Osip Mandelshtam, người đã vinh dự được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, từng nói: “từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa tương lai".
Đại diện Đại học Tổng hợp St.Petersburg Sergey Andryushin nhận định, tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn có ý thức đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra, đó là con đường đúng đắn giúp Việt Nam có thêm nhiều thành tựu, đạt vị thế nhất định trên thế giới. Ông cũng cho rằng, hợp tác giữa 2 trường Đại học của St.Petersburg và Thành phố Hồ Chí Minh là giúp thành phố của Nga, nơi có Viện Hồ Chí Minh duy nhất tại Liên bang Nga, có thể phổ biến kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế và cả tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hướng tới giới trẻ với mối quan tâm công nghệ, Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều bạn sinh viên, học viên có mặt tại khán phòng bằng chia sẻ ở Việt Nam hiện nay di sản tinh thần của Hồ Chí Minh đang được phát triển sáng tạo trên cơ sở khoa học.
Giá trị thực tiễn và hiện đại của Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại diện khoa Phương Đông thuộc Đại học Tổng hợp St.Petersburg Andrey Vassoevich nhắc lại. Ông nhấn mạnh ngay cả ngày hôm nay, khi Nga phải chịu nhiều áp lực từ sự trừng phạt của các nước phương Tây, bài học của Hồ Chí Minh trong lựa chọn nước đồng minh đáng tin cậy đã mang ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết.
Hội thảo “Di sản tinh thần Hồ Chí Minh-50 năm sau” được coi là sự tiếp nối hợp tác giữa St. Petersburg và Việt Nam trong các vấn đề về chính trị, khoa học và giáo dục.
Thái Lan xuất bản sách quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan hiện đại” bằng hai ngôn ngữ tiếng ... |
Kỷ niệm 129 năm sinh nhật Bác Hồ tại Mông Cổ
Sáng 17/5, Đại sứ Đoàn Thị Hương và toàn thể cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ (ĐSQ) đã đến dâng hoa ... |
Nhà văn Ai Cập xuất bản sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam
Trong cuốn sách “55 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ai Cập”, nhà văn Ai Cập Refat Khaled dành một chương lớn viết ... |