Du học sinh Việt Nam từ Thụy Sĩ cảm thấy biết ơn vì mang trên mình tấm hộ chiếu xanh |
Dịch Covid 19: Người Việt ở nước ngoài nên về hay không về? |
Tự bảo vệ bản thân
Canada đã đồng loạt đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài do lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Các trường học, các quán bar, hộp đêm, phòng tập ngừng hoạt động và kêu gọi cư dân giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và ở nhà khi có thể.
Du học sinh Trần Mai Hải Anh tự bảo vệ bản thân để hạn chế mắc COVID-19. |
Du học sinh Trần Mai Hải Anh (23 tuổi, du học sinh tại Toronto, Ontario, Canada) cho hay: “Ở đây cuộc sống của tôi vẫn diễn ra bình thường, chỉ là hạn chế đi lại. Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với bố mẹ và người thân ở Việt Nam. Mọi người có vẻ rất lo lắng cho tôi nhưng tôi áp dụng các biện pháp để hạn chế mắc COVID-19".
Bảo nhau mua đồ dự phòng
Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam ở Italia, anh Phạm Hùng Vương. |
Anh Phạm Hùng Vương, một nghiên cứu sinh ngành biến đổi khí hậu tại Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Địa Trung Hải, đang sống và làm việc tại Venice, (thuộc vùng tâm dịch Veneto phía bắc nước Ý), nơi dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh trong những ngày qua, cho biết tình hình tại Venice vẫn ổn định.
Anh cho biết: “Nhìn chung, các bạn sinh viên không quá lo lắng vì đã theo dõi thường xuyên thông tin dịch bệnh. Du học sinh cũng bảo nhau mua đồ ăn như gạo, mỳ pasta và đồ đông lạnh để trữ. Còn khẩu trang bên này thì hầu như là không có vì người dân Ý không có thói quen dùng khẩu trang nên không có nguồn cung”.
“Rất may mắn là những thành phố bị phong tỏa thì không có trường đại học lớn, nên không có sinh viên Việt Nam. Những thành phố có đông sinh viên Việt Nam thì tình hình vẫn ổn. Những vùng tâm dịch thì đóng cửa hết, còn Venice thì chỉ đóng cửa trường và thư viện”, Hùng Vương nói thêm.
Tính đến kịch bản xấu nhất
Nghiên cứu sinh V.T.T (quê Thanh Oai, Hà Nội) là giảng viên Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội. Hiện anh là nghiên cứu tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính (khoá 2016-2020) tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Australia.
Kể từ khi dịch bùng phát, anh V.T.T học tại nhà, báo cáo và xử lý các thủ tục qua mạng. Khi được hỏi về phương án phòng tránh dịch bệnh của bản thân, anh T. cho hay: “Tôi đã tính đến những kịch bản xấu nhất của đại dịch. Bởi vậy, tôi đã chuẩn bị đủ lương thực cơ bản và đồ thiết yếu để có thể không phải ra khỏi nhà trong khoảng ba tháng”.
Anh T. bắt đầu không sử dụng phương tiện giao thông công cộng; chủ động giữ khoảng cách với người khác khi đi lại trên đường phố hoặc nơi cộng cộng; hạn chế hít thở sâu khi đi ngang qua người khác; tuyệt đối không mở miệng ở nơi công cộng…. Anh ghi nhớ lịch sử đi lại và tiếp xúc của mình; xác định nguy cơ mỗi khi tay mình tiếp xúc vào một vật gì đó ở nơi cộng cộng; không chạm tay lên mặt khi ở nơi công cộng và rửa tay thường xuyên.
Anh chia sẻ: “Mỗi khi có việc ra ngoài về, việc đầu tiên tôi cần làm là rửa tay bằng nước diệt khuẩn. Tôi bắt đầu sử dụng giấy vệ sinh để tránh tiếp xúc trực tiếp với tay nắm cửa của tòa nhà hay nơi công cộng. Ngoài ra, tôi cũng đã mua máy sấy quần áo để diệt khuẩn đề phòng dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian tới”.
Giúp đỡ nhau trong mùa dịch
Nhiều du học sinh Việt Nam tại Pháp lựa chọn ở lại thay vì trở về nước. Họ thành lập một cộng đồng trên mạng xã hội, chia sẻ, cập nhật thông tin và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi có ai gặp khó khăn.
Lê Hoàng H.A là du học sinh Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Paris (Pháp) xúc động chia sẻ lại câu chuyện mà mình gặp phải trong những ngày vừa qua: “Hiện tại Pháp là một trong những quốc gia có lượng người mắc COVID-19 lớn. Không may mắn, bạn cùng phòng với tôi là người Pháp đã được xác định dương tính với virus này. Sau khi được đón về nhà, mấy ngày sau tôi nhận được thông tin bố mẹ bạn ấy cũng nhiễm COVID-19. Sau đó tôi bắt đầu có những biểu hiện như sốt nhẹ, ho, sổ mũi và hơi đau đầu. Bản thân tôi chưa từng đi khám bác sĩ bao giờ, khi gặp phải tình huống như vậy rất sợ và lo lắng.”
H.A cho biết, hiện tại do lượng người tới bệnh viện khám đông nên Chính phủ Pháp khuyến cáo người dân không nên tới bệnh viện, cố gắng ở nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn trực tuyến, đưa ra hướng dẫn cho người dân tự điều trị khi có dấu hiệu nhẹ. Một mình là con gái, lại đối mặt với tình huống như vậy, H.A đã rất hoang mang.
Hoa quả, sữa, mật ong và thuốc được mọi người “tiếp tế” tới tận tay H.A khi không thể tự đi mua tránh gây lây nhiễm trong cộng đồng (Ảnh: VOV) |
“Khi đó, tôi đã đăng câu chuyện của mình lên cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Pháp và nhận được rất nhiều tin nhắn, lời động viên, chia sẻ kinh nghiệm từ các anh, chị, bạn bè. Có những anh, chị trước giờ không hề quen biết cũng rất nhiệt tình hướng dẫn từng bước để sức khỏe tôi khá hơn. Có chị còn mua cho tôi đồ ăn, sữa, mật ong và thuốc mang tới tận nhà. Nhờ phương thuốc “gia truyền” chanh gừng mật ong của chị, sức khỏe tôi đã khá hơn nhiều, không còn sốt và các triệu chứng cũng giảm. Những lúc thế này mới thấy trân quý 2 chữ “đồng hương” đến thế”.
H.A nói thêm: “Bất kể hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu, người Việt mình vẫn luôn ấm áp, tình người và đoàn kết đến như vậy. Đó là điều tôi thực sự cảm kích”.
Du học sinh Việt tại Bỉ, Pháp tự học trực tuyến để phòng tránh COVID-19 Từ đầu tháng 3 đến nay, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Bỉ và Pháp, nhiều du học sinh đã nghiêm túc chấp hành ... |
Du khách Anh viết nhật ký từ phòng cách ly ở Hà Nội: "Con người Việt Nam họ tốt thế đấy!" Chàng trai người Anh Gavin Wheeldon chấp nhận cách ly tập trung 14 ngày khi đến Việt Nam để được gặp người yêu, những chia sẻ ... |
Du học sinh Hàn ở khu cách ly tại TP.HCM: Cơm phục vụ tận tình đủ 3 bữa, nếu chán thì tập thể dục "Nhà nước mình đang làm rất tốt công tác phòng dịch, rất chặt chẽ nhưng mềm mỏng, dễ thương, cực kỳ cẩn thận dễ chịu..." ... |