Dấu ấn Hàn Quốc tại Việt Nam từ bóng đá tới ngân hàng Hàn Quốc sẽ tăng gấp đôi vốn ODA cho 6 nước ASEAN "Ông lớn" Hàn Quốc chi 1 tỷ USD mua cổ phiếu Vingroup |
Nếu cư trú trên 6 tháng, người nước ngoài sẽ phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm Nhà nước của Hàn Quốc |
Hiện tại, nước ngoài tại Hàn Quốc hầu hết đều đang sử dụng gói bảo hiểm y tế (BHYT) tư nhân khoảng từ 100.000-110.000 won (2 - 2,2 triệu đồng) mỗi năm. Nhưng theo Đạo luật Bảo hiểm Y tế Quốc gia sửa đổi của Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 16/7, tất cả người nước ngoài, bao gồm cả du học sinh, sẽ phải chuyển từ gói bảo hiểm tư nhân sang bảo hiểm nhà nước nếu họ cư trú tại Hàn Quốc từ 6 tháng trở lên.
Phí BHYT nhà nước khoảng 678.000 won mỗi năm (khoảng 13,5 triệu đồng/ năm).
Đạo luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người lao động và du học sinh Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập lâu dài tại Hàn Quốc.
Đạo luật này được ban hành nhằm tránh người nước ngoài lạm dụng hệ thống bảo hiểm nhà nước bằng cách chỉ trả 1 khoản nhỏ phí bảo hiểm và sử dụng các dịch vụ điều trị bệnh đắt tiền.
Các trường đại học đang kêu gọi để xin miễn trừ đối với sinh viên và đã nhận được hơn 30.000 chữ ký.
"Đó sẽ là một gánh nặng lớn đối với các du học sinh", một quan chức đại học nói thêm rằng mặc dù hệ thống bảo hiểm nhà nước mang lại lợi ích lớn hơn tư nhân, nhưng hầu hết sinh viên ở độ tuổi 20 sẽ không cần chăm sóc sức khỏe với chi phí quá đắt đỏ.
Du học sinh tại Hàn Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi đạo luật mới này. |
Bộ giáo dục Hàn Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu Bộ y tế miễn trừ cho sinh viên nước ngoài đăng ký bắt buộc vào hệ thống BHYT quốc gia.
Về phía Bộ Y tế, họ cho biết sẽ xem xét việc này nếu có yêu cầu chính thức từ Bộ Giáo dục.
Số lượng sinh viên quốc tế tại các trường đại học và cao học ở Hàn Quốc năm 2018 là 142.205 người, trong đó sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất, tiếp theo là sinh viên từ Việt Nam và Mông Cổ. Theo báo cáo, khoảng 100.000 sinh viên của các nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi đạo luật mới.
Em Trịnh Ngọc Hân, du học sinh tại Đại học Seoul Hàn Quốc, cho biết đã sang Hàn Quốc học tập từ tháng 8/2018 và chắc chắn thuộc đối tượng ảnh hưởng từ quy định mới này. Du học sinh được gia đình chu cấp tiền ăn học, ngoài ra có thể đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt, tuy nhiên, ở thành phố đắt đỏ như Seoul, người Việt tại đây cũng phải chịu khá nhiều áp lực như học phí; học thêm tiếng Hàn (khoảng 9.000 USD/năm); tiền sách vở; tiền ăn ở ngoài (10 USD/bữa); tiền ký túc xá, hoặc nhà trọ ngoài trường (tới 800 USD/tháng) thậm chí cả phí giao thông...
Vì vậy, theo Ngọc Hân, mặc dù mức đóng BHYT theo tính toán lên hơn 13 triệu đồng của cả năm (trung bình mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng), rõ ràng sẽ tăng gánh nặng chi phí của du học sinh tại đây, đặc biệt là những bạn điều kiện kinh tế không được khá giả.
BHYT quốc gia Hàn Quốc bao gồm điều trị y tế (bệnh tật, phòng chống thương tích, chẩn đoán, điều trị…) và kiểm tra y tế/việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Khi lao động nằm viện thì việc thanh toán theo hình thức đồng chi trả với mức BHYT trả 80%, người lao động 20% chi phí; điều trị ngoại trú, BHYT chi trả khoảng 50% - 80% chi phí bảo hiểm.
Phương thức này được áp dụng cho người lao động nước ngoài cũng như đối với người lao động Hàn Quốc.
Dấu ấn Hàn Quốc tại Việt Nam từ bóng đá tới ngân hàng Tờ Nikkei Asia đã đưa ra nhận định về những triển vọng tích cực của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh ... |
Hàn Quốc sẽ tăng gấp đôi vốn ODA cho 6 nước ASEAN Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) dự kiến sẽ tăng quỹ ODA cho Lào, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines lên 180 ... |
Có thể bị phạt tới 200 triệu đồng khi mang thịt lợn vào Hàn Quốc Nếu mang thịt lợn trái phép vào Hàn Quốc, du khách có thể bị phạt từ 5 triệu Won đến 10 triệu Won (tương đương ... |