Kinh tế - Xã hội

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19

2024-12-21 12:58:22
Tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn được giữ gìn
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn có những quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cụ thể như: Chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc trong tôn giáo; Bảo vệ các nhóm dân tộc ít người; Xây dựng triển khai các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số đặc biệt là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng
Chỉ là một sự tình cờ, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu thì những người nước ngoài này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Không hẹn mà nên, đất nước này đã trở thành nơi họ cùng gia đình cảm thấy an tâm nhất không chỉ vì sự chia sẻ của bạn bè mà còn bởi sự chăm lo của chính quyền dành cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Tính đến nay Việt Nam đã ghi nhận số ca nhiễm là hơn trên 300 nghìn, số ca nhiễm hằng ngày lên 5 con số với những ổ dịch lớn như: Đà Nẵng, Hưng Yên, Bắc Giang, Hồ Chí Minh; số người tử vong lên 3 con số, mức độ lây nhiễm trên 40 tỉnh, thành phố; số người được điều trị và điều trị khỏi trên 130 nghìn người. Qua gần 3 năm phòng chống dịch, Việt Nam hoàn toàn chủ động và có khả năng phát hiện, khoanh vùng, con số người được điều trị khỏi lên tới hơn trăm nghìn, trong đó có người già, trẻ nhỏ và cả những người có bệnh lý nền nặng. Việt Nam tiếp tục phát triển và không ngừng hoàn thiện phác đồ điều trị phù hợp, tiếp cận được với nhiều nguồn vaccine, cập nhật các phương án, kịch bản đối phó với dịch Covid-19 trong từng tình huống, địa bàn cụ thể trước những biến thể ngày càng phức tạp.

Bên cạnh sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành thì việc phát huy tốt nguồn lực của mọi thành phần xã hội trong đó có các tổ chức tôn giáo được quan tâm thúc đẩy. Điều này không chỉ đóng góp cho công tác chống dịch mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đường hướng gắn bó đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo ở Việt Nam.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 đối với đời sống tôn giáo

Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến rất nhiều cảnh đau thương, mất mát bởi dịch bệnh, hàng nghìn chức sắc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo trên thế giới đã chết do nhiễm virus Covid 19. Mất mát về con người không chỉ của xã hội, mà tôn giáo mất đi những nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, những tín đồ đã làm nên sự tồn tại và phát triển của các giáo hội. Dịch bệnh Covid 19 lây lan vô cùng nhanh và phát triển không ngừng ở những nơi tập trung đông người, nhất là hoạt động tôn giáo tại các cơ sở thờ tự.

Trường hợp bệnh nhân số 31 của giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc năm 2020 bị nhiễm bệnh nhưng vẫn tham gia sinh hoạt tôn giáo đã làm lây nhiễm cho hầu hết tín đồ của giáo phái này và cộng đồng xã hội. Gần 60% số ca nhiễm ở Hàn Quốc năm 2020 có liên quan đến bệnh nhân là tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa.

Đầu năm 2021 Lễ hội tôn giáo tại Kumbh Mela một thành phố phía bắc Ấn Độ bên bờ sông Hằng thu hút hàng triệu người theo đạo Hindu hành hương với nhận thức “sẽ không ai bị ngăn cản vì Covid 19, vì chúng tôi tin rằng niềm tin vào thần linh sẽ chiến thắng nỗi sợ virus” đã đưa Ấn Độ đến khủng hoảng trầm trọng do Covid. Sự kiện nay đã đẩy số ca nhiễm bệnh tăng 1.800% trong 25 ngày tại bang Kumbh. Mỗi ngày Ấn Độ có 360.000 ca nhiễm và số ca tử vong là 3.200 người. Cựu Thư ký Bộ y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ đã phát biểu “Đó là một sai lầm rất tồi tệ và chúng tôi đã phải trả giá, một cái giá cực kỳ đắt cho sự buông lỏng đó”; K Srinath Reddy Chủ tịch Quỹ y tế Công cộng tại Ấn Độ đã nói “Ấn Độ bước vào chế độ ăn mừng toàn diện. Và virus đã cùng con người đến ăn mừng với các đám đông”(1). Vài sự kiện thôi nhưng cho thấy bài học đắt giá từ việc tu tập đông người, trong đó có sự tập trung ở các cơ sở tôn giáo trong mùa dịch.

Ở Việt Nam, đại dịch đã làm thay đổi căn bản các hoạt động tôn giáo. Trước đại dịch tín đồ thực hiện nhu cầu tôn giáo một cách thường xuyên ở phạm vi gia đình, cơ sở tôn giáo. Tín đồ được bày tỏa đức tin, được chức sắc, chức việc, nhà tu hành hướng dẫn thực hiện các nghi lễ tôn giáo, được thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Tín đồ đến cơ sở tôn giáo còn để giao lưu văn hóa, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, là nơi mà mọi thông tin về cộng đồng làng, xã, đất nước được chia sẻ và tiếp nhận. Tuy nhiên, trong đại dịch thì sự tập trung hàng trăm, hàng nghìn người tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là một hiểm họa khôn lường nếu có tín đồ nhiễm bệnh. Trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung của “Hội thánh truyền giáo Phục hưng” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lây nhiễm cho 653 F0 (riêng Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 635 F0) ở 21/22 quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh và 15 tỉnh, thành phố khác bị ảnh hưởng; trường hợp lây nhiễm Covid-19 liên quan đến Viện Thánh kinh Thần học thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) theo thống kê ban đầu có 301 ca F0, chủ yếu các tín đồ là học viên; 61 tu sĩ Dòng Đa minh Phú Cường bị lây nhiễm, 29 người của cộng đồng Hồi giáo tỉnh Tây Ninh bị nhiễm… đây là bài học cho việc chủ quan trong công tác phòng chống dịch.

Hiện tại, hầu hết các tôn giáo đều có tín đồ bị nhiễm bệnh và có tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tử vong vì Covid. Hoạt động tôn giáo chuyển từ tập trung sang hình thức trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của tín đồ. Điều này cũng chính là lời nhắc nhở tới các tổ chức và cá nhân tôn giáo về dịch bệnh không phân biệt thành phần, tôn giáo nào trong xã hội. Chỉ niềm tin tôn giáo là không đủ để phòng chống sự lây lan của bệnh dịch, mà cần sự quyết tâm hành động chung của toàn xã hội, chỉ khi ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tôn giáo được nâng cao trong việc tuân thủ quy định phòng chống dịch thì dịch bệnh mới được đẩy lùi, các tổ chức tôn giáo mới giữ được chức sắc, tín đồ và đời sống tôn giáo mới thực sự hồi sinh.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam cùng cả nước trong phòng chống đại dịch Covid 19

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản về việc tăng cường phòng, chống lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corana gây ra. Liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ngày 4/6/2021 Ban Tôn giáo Chính phủ có văn bản số 674/TGCP-VP gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đề nghị tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh đến việc: tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tôn giáo tập trung; với các cơ sở, điểm nhóm có người nghi nhiễm, cần phối hợp với các cấp chính quyền để truy vết dịch tễ, khai báo lịch trình di chuyển, thực hiện cách ly theo quy định; cập nhật thông tin và phổ biến công tác phòng, chống dịch cho tín đồ; nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế online trên tokhaiyte.vn và phát huy tinh thần bác ái của các tôn giáo, đồng hành với chính quyền trong công tác phòng, chống dịch và vận động đóng góp, ủng hộ “Quỹ vaccine phòng Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, giao nhiệm vụ cho các vụ chuyên môn thuộc Ban phối hợp với các tổ chức tôn giáo để nắm tình hình phòng chống dịch trong các tôn giáo, ban hành văn bản yêu cầu Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước nắm tình hình, hướng dẫn các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, các tổ chức tôn giáo đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương. Chủ động hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo tổ chức các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trực tuyến thông qua trang website và truyền thông của Giáo hội. Mặc dù việc tạm dừng các hoạt động tôn giáo tập trung đông người đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của tín đồ, nhưng đa số các tổ chức tôn giáo và chức sắc, chức việc, tín đồ đều đồng thuận, tự giác chấp hành, đồng hành với chính quyền quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đều ra văn bản hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ, các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương.

Cụ thể, trong Mùa Vu lan Báo hiếu, Hội đồng Trị sự GHPGVN tiếp tục ban hành Thông bạch số 193/TB-HĐTS ngày 03/8/2021 về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2565 - DL.2021, trong đó yêu cầu tăng ni, phật tử tiếp tục thực hiện cấm túc, ai ở đâu ở đó, không tổ chức Đại lễ Vu Lan tập trung đông người, chuyển sang tổ chức theo hình thức sinh hoạt trực tuyến online. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, tăng ni các chùa, cơ sở tự viện đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương đảm bảo an toàn trong công tác cứu trợ, từ thiện xã hội chăm lo cho những hoàn cảnh yếu thế, khó khăn trong xã hội bị ảnh hưởng do dịch Covid 19. Giáo hội đã có văn bản yêu cầu các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước không tổ chức nghi lễ pháp hội tập trung đông người, tăng cường sử dụng hình thức giảng pháp, hướng dẫn Phật tử qua hình thức trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Các hội nghị chỉ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến; không di chuyển đi và đến giữa các điểm cầu trực tuyến và phải đảm bảo giãn cách theo quy định an toàn trong phòng, chống dịch bệnh tại mỗi điểm cầu.

Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng đã kịp thời hưởng ứng và chấp hành chủ trương phòng chống dịch bằng việc ban hành các hướng dẫn cụ thể cho tín đồ thực hiện. Trước diễn biến đại dịch lần thứ 4 năm 2021, Giáo hội Công giáo tiếp tục hưởng ứng, đồng thuận với Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Các Tòa giám mục đồng loạt ra văn bản yêu cầu linh mục, tu sĩ và tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương của Chính phủ và hợp tác với chính quyền trong việc chống dịch.

Các tổ chức tôn giáo khác như: Hồi giáo, tôn giáo Baha’i Việt Nam; Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam; Phật giáo Hòa Hảo; Minh Sư đạo, Minh Lý đạo… cũng hoãn các cuộc thi giáo lý, các đại hội nhiệm kỳ, hội nghị, hội thảo tôn giáo. Kêu gọi tín đồ tích cực khai báo y tế, kịp thời thông tin về dịch bệnh trên các trang thông tin, website của giáo hội để khuyến cáo tín đồ và nhân dân phòng dịch và đóng góp nhiều tiền, hiện vật ủng hộ công tác phòng chống dịch.

Các tôn giáo hưởng ứng Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/5 vừa qua. Ảnh: MTTQVN

Phát huy nguồn lực, cùng cả nước chống đại dịch Covid 19

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 năm 2021, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Hòa thượng Thích Thiện Nhơn kêu gọi tăng ni, Phật tử tiếp tục đóng góp, ủng hộ vật tư, trang thiết bị y tế cho TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đang đối diện với khó khăn do số lượng F0 ngày một tăng nhanh. Hòa thượng cũng ghi nhận, biểu dương sự đóng góp của tăng ni, Phật tử cho Quỹ vaccine, các công tác từ thiện trong khu vực cánh ly, phong tỏa và giãn cách xã hội.

Thầy Thích Minh Phú, Chủ nhiệm và chịu trách nhiệm chính tại “Bếp ăn từ thiện Tường Nguyên” đang chế biến những phần cơm đong đầy yêu thương gửi tặng tới các y bác sỹ ở bệnh viện dã chiến, những người nghèo ở khu cách ly, điều trị. Ảnh: MTTQVN

Giáo hội đã vận động và mua 10 máy thở đa năng với tổng trị giá 6.700.000.000 đồng (sáu tỉ bảy trăm triệu đồng) trao tặng 06 Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An. Tăng, Ni Phật tử cả nước đã và tiếp tục đóng góp tiền, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân. Giáo hội cũng đã có văn bản gửi chính quyền đề nghị sử dụng một số cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly cho tăng ni như tại Trà Vinh, khu cách ly tập trung số 3 được đặt tại Trường Trung cấp Pali-Khmer để tiếp nhận cách ly y tế tập trung đối với chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, Chùa Ích Minh tỉnh Bắc Giang, Chùa Hội Khánh tỉnh Bình Dương…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 690 tăng, ni, phật tử tình nguyện tham gia các hoạt động hỗ trợ cho lực lượng chức năng chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn Những đóng góp trên vừa là tấm lòng hảo tâm của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo trong cả nước, nhưng cũng là trách nhiệm xã hội của Phật giáo với đất nước, dân tộc.

Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Ảnh: MTTQVN

Trước diễn biết hết sức phức tạp của dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9/7/2021 HĐGMVN tiếp tục ra văn thư kêu gọi đồng bào Công giáo Việt Nam hướng về tâm dịch với chủ đề “Thương lắm Sài Gòn ơi”. Hưởng ứng Thư kêu gọi của HĐGMVN nhiều giáo phận đã tổ chức các hoạt động vận động, quyên góp ủng hộ cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: Tòa Giám mục giáo phận Vinh ủng hộ 3 tỉ đồng và 60 tấn lương thực, thực phẩm, rau quả cho thành phố Hồ Chí Minh; Tòa giám mục Phan Thiết đóng góp 10.000 lít nước mắm và 15 tấn Thanh Long vào vùng dịch.

Văn phòng đặc trách tu sĩ giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh có văn thư gửi Bề trên các dòng tu kêu gọi Thành lập nhóm tu sĩ thiện nguyện để giúp đỡ các nhân viên y tế trong các bệnh viện. Đã có 181 tu sĩ đến hỗ trợ ở 3 bệnh viện trong Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 23/8 có 87 tu sĩ hoàn thành nhiệm vụ về cách ly và giáo phận bổ sung tiếp 171 tu sĩ thiện nguyện đến nơi cần hỗ trợ. Giáo phận Đồng Nai có 88 tu sĩ, 4 linh mục và 27 chủng sinh tình nguyện giúp đỡ các nhân viên y tế chống dịch trên địa bàn.

Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam đã ủng hộ Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh 1,1 tỷ tiền mặt vào quỹ vacxin, 100 máy thở, 300 suất quà bằng tiền mặt trị giá 150 triệu đồng cho lực lượng công nhân vệ sinh môi trường quận Tân Bình, cử 9 tình nguyện đi hỗ trợ các ca nhiễm F0 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số tiền mà các Hội thánh Cao đài đã ủng hộ phòng chống dịch đến hết năm 2020 khoảng 80 tỷ đồng (8). Ngay trong lễ phát động toàn dân tham gia hiến máu tình nguyện của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều ngày 13/4/2020 đã có 65 chức sắc, chức việc, tín hữu của 07 tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hiến 56 đơn vị máu để cứu, chữa những bệnh nhân mắc dịch bệnh Covid-19.

Có thể nói, bên cạnh việc đóng góp bằng vật chất thì việc đóng góp nguồn nhân lực chất lượng của các tôn giáo đã góp phần cùng các tình nguyện viên cả nước giúp đỡ cho y, bác sĩ chăm sóc người bệnh được tốt hơn, san sẻ vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đây cũng chính là điểm mạnh của các tôn giáo, nhiều trong số họ không chỉ được đào tạo cơ bản về chuyên môn mà hơn hết là tinh thần phục vụ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đã trở thành truyền thống, là tinh thần từ bi, bác ái, chân thiện mỹ trong giá trị của mỗi tôn giáo.

Trong suốt quá trình chống dịch, bằng cách này cách khác, bằng thực lực của mỗi tôn giáo mà có sự đóng góp, hỗ trợ khác nhau, nhưng tất cả đều là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, trách nhiệm đồng hành và là nghĩa cử cao đẹp, là tinh thần, là giá trị của đạo đức tôn giáo, là sự minh chứng cho tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc. Qua tập hợp kết quả từ các kênh thông tin cho thấy kể từ khi có dịch cho đến nay các tổ chức tôn giáo đã ủng hộ bằng tiền và trang thiết bị y tế, hàng hóa trị giá hơn 500 tỷ đồng để ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là con số rất cần thiết và rất đáng trân quý của các tổ chức, cá nhân tôn giáo cùng với toàn dân chống dịch.

Hà Nội dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để phòng chống dịch COVID-19
UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ban hành văn bản về việc yêu cầu đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn thành phố trong thời gian thực hiện quyết liệt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 từ 0h00 ngày 29/5.
Sống “tốt đời, đẹp đạo” và giúp nhau phát triển sinh kế từ sinh hoạt tôn giáo
Chia sẻ từ quan điểm phải sống như thế nào với cộng đồng, giúp đỡ những người neo đơn, khó khăn ra sao, phải thể hiện tinh thần như thế nào với người trẻ cũng như với người lớn tuổi, trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia, dân tộc… đến cách trồng rau xanh cải thiện đời sống… là những chủ đề được thông tin tại nhà thờ tin lành Plei Ia Lang, phường Chi Lăng, Thành phố Pleiku, Gia Lai. Cứ thế, mỗi tuần, vào ngày chủ nhật, hàng trăm bà con giáo dân lại sum vầy tại đây, cùng nhau giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong đời sống tinh thần và vật chất.
Top