Chất độc da cam có màu gì, vì sao Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam? |
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin |
Trong vô vàn những tấm gương vượt qua số phận, vươn lên trong cuộc sống từ nỗi đau da cam, Tạp chí Thời Đại đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện với anh Nguyễn Văn Mác. Anh là điển hình cho các nạn nhân dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng đã vượt lên thử thách để giúp đỡ những người khác.
Anh Nguyễn Văn Mác, 49 tuổi, sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Về với đời thuờng, ông tiếp tục lao động sản xuất và xây dựng gia đình. Năm 1972, ông sinh ra người con trai đầu lòng là Nguyễn Văn Mác. Tiếng khóc chào đời đã tưởng mang lại niềm hạnh phúc cho gia đình. Nguyễn Văn Mác lành tinh, lành nết, hay ăn chóng lớn là niềm an ủi, động viên vợ chồng người thương binh, nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Văn Hân.Bố mẹ làm nông nghiệp, năm 1966, ông Hân (bố đẻ anh Mác) lên đường nhập ngũ. Sau thời gian 3 tháng huấn luyện, đến tháng 6/1966, ông Hân được bố sung vào chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Năm 1968, ông bị thương và được đưa về hậu phương miền Bắc điều trị, an dưỡng và năm 1970, ông Hân được xuất ngũ về địa phương và là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Song, niềm vui chưa đầy gang tấc, anh Mác bị một cơn sốt cao mê man bất tỉnh và được bố mẹ đưa đi cấp cứu. Bệnh tình hiểm nghèo đã làm cho Nguyễn Văn Mác liệt một chi dưới và trở thành đứa trẻ tật nguyền từ năm 3 tuổi.
Được gia đình tập trung chạy chữa nhưng có lẽ đây là số mệnh của con người đã đưa đẩy đứa bé Nguyễn Văn Mác và gia đình vào cảnh khốn cùng. Ông bà đã giành tất cả tinh thương cho đứa con trai đầu lòng và rồi cái gì đến cũng sẽ đến.
Năm 8 tuổi, Nguyễn Văn Mác đòi đi học như các bạn cùng trang lứa. Khốn nỗi, cậu bé Mác không thể đi bằng đôi chân của mình để đến trường được. Bố mẹ thương con đã khắc phục khó khăn bằng cách cõng con đến trường để con thực hiện ước mơ. Năm tháng qua đi rồi Nguyễn Văn Mác cũng trưởng thành, trở thành con ngoan trò giỏi. Đây là niềm hạnh phúc của người thương binh, nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Văn Hân.
Cuộc đời lại nghiệt ngã khi năm 1989, anh Mác bị tái phát bệnh trong cơn sốt co giật. Anh được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Trong thời gian điều trị, anh làm quen với cô gái là bệnh nhân tật nguyền cùng phòng. Cùng cảnh ngộ, 2 người yêu nhau và sau khi xuất viện đã hứa cùng nhau nên vợ nên chồng. Sau 4 năm, hai người quyết định nên duyên.
Hiện nay, anh Mác đang là Phó Chủ tịch Hội Người tàn tật của huyện, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Đông Hải và là giám đốc công ty TNHH MTV Mai Mác kinh doanh vận tải hàng hóa, thu mua phế liệu.Vợ chồng anh Nguyễn Văn Mác đã đi lên từ con số 0. Bằng nghị lực, họ đã vượt qua mọi khó khăn và đã tự giúp mình, giúp những người đồng cảnh ngộ , hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Quỳnh Phụ.
Bên cạnh đó, anh cũng mở thêm xưởng sản xuất giấy vệ sinh và bao bì cho nhà máy giày thể thao MAXPORT của Hàn Quốc. Công ty này có vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chấp hành đầy đủ thuế cho nhà nước; không nợ đọng và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho công nhân.
Thời gian tới, anh Mác dự định thành lập cơ sở điều trị bấm huyệt, mát-xa tạo công ăn việc làm cho hội viên da cam và người tàn tật.
"Công ty của tôi hiện có hơn 20 lao động với mức lương từ 5-7 triệu đồng/tháng. Ngoài kinh doanh, tôi vẫn tích cực tham gia các chương trình nhân đạo, từ thiện của địa phương với mong muốn giúp đỡ người cùng cảnh ngộ có niềm tin và vươn lên trong cuộc sống", anh Mác tâm sự.
Nói về tâm tư, nguyện vọng của bản thân, anh Mác bộc bạch: "Tôi luôn mong muốn Nhà nước, các nhà hảo tâm sẽ tạo điều kiện vay vốn, cho đất để những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam có cơ hội làm ăn. Hiện tại, tôi vừa xây dựng xong một sưởng làm đồ chơi cho trẻ em, từ đó tạo công ăn việc làm cho những nạn nhân chất độc da cam. Tất cả những người tàn tật có 2 tay vẫn khỏe thì đều có thể làm được. Sau đó, chúng tôi sẽ xuất khẩu hàng sang Nhật Bản, Hàn Quốc".
Anh Mác là điển hình trong những tấm gương vượt khó làm giàu, đối mặt với số phận để đi lên, gỡ bỏ mọi mặc cảm và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh.
Tòa án Evry - Pháp bác đơn của bà Trần Tố Nga dựa trên một định nghĩa lỗi thời Đây là quan điểm của các luật sư đã đồng hành cùng bà Trần Tố Nga ngay sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp đã công bố quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà về vụ kiện đòi công lý cho các nạn nhân da cam/Dioxin. |
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |