Kinh tế - Xã hội

Địa Tạng Phi Lai Tự : Vẻ đẹp thu hút khách du lịch

2024-12-21 13:16:40
Chùa Tam Chúc tấp nập khách du xuân ngày đầu năm mới
Những người thợ thêu tay Thanh Liêm (Hà Nam) mang túi Việt Htvncrafts ra thế giới

Chùa Đùng được xây dựng vào thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự.

Theo lời kể của người dân và qua tìm hiểu, chùa Đùng được xây dựng khoảng thế kỷ 10 với 120 gian chùa cổ. Rất nhiều đời vua chúa đã về đây. Đến khoảng thế kỷ thứ 17, vua Tự Đức đã về đây cầu con, và khi xuống đến chân núi, nhà vua có nói: Phi Lai. Nghĩa của từ này khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Chùa được đặt tên mới là chùa Địa Tạng Phi Lai Tự – có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này.

Ngôi chùa cổ ẩn mình dưới chân núi tạo cảm giác ấm cúng, thiêng liêng với bất kì ai đặt chân tới.
Khách thăm quan bất ngờ với những bãi sỏi trắng được trải đều ở khuân viên thay vì lát gạch đỏ.
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.
Ngôi chùa với lối kiến trúc đặc trưng gồm: Gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng
Ngoài ra cũng có những bia đá viền khắc hình công phượng và người Việt xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác.
Ở nơi đây du khách sẽ tìm được khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng
Ở khuôn viên của chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, thảo dược, thuốc chữa bệnh, rau rừng,…tất cả đều được chăm sóc bởi các sư và người dân.
Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Chùa vẫn đang tiếp tục được tu sửa, hoàn thiện để đón khách tham quan và quý phật tử.

Xuất phát từ Hà Nội, du khách sẽ đi khoảng 70km. Đường thông thoáng, dễ đi. Nếu tự lái xe chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ, lịch trình sẽ đi đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình ra ở điểm Phủ Lý - Hà Nam (quốc lộ 1A). Nếu di chuyển bằng xe khách, du khách đến bến xe Giáp Bát (Quận Hoàng Mai - Hà Nội) hoặc bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) đi theo tuyến Hà Nội - Ninh Bình (đi quốc lộ 1A cũ).

Vẻ đẹp cổ kính của chùa Tam Chúc giữa chốn non nước bao la
Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần: Giáo dục truyền thống yêu nước, tưởng nhớ công lao to lớn của tiền nhân

Top