Hai chú mèo được hoàng đế "sủng ái" nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc

2025-01-17 20:38:19
Video: Vừa bò lên bờ, cá sấu lập tức "bẻ lái" khi gặp chú mèo
Đoạn video vui nhộn được một người phụ nữ quay khi cô phát hiện con cá sấu nhỏ đang lên bờ khám phá xung quanh.
Độc đáo check in trên con đường Mèo "khủng" tại Thượng Hải
Chỉ sau vài ngày chuẩn bị, một con phố cũ dài 600m của Thượng Hải (Trung Quốc) đột nhiên trở thành điểm check in lý tưởng cho những người yêu mèo. Tại đây, du khách có thể lựa chọn chụp ảnh với nhiều bức ảnh mèo cỡ lớn đến từ các nước trên thế giới.

Tuyết Mi và Sư Mao - Hai chú mèo khiến Hoàng đế mê mẩn

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa không thiếu những hoàng đế vì say đắm mỹ nhân mà bỏ lơ chuyện triều chính. Tuy nhiên có một vị hoàng đế nguyện cả đời làm “sen”, cung phụng mèo đến mức bỏ quên hậu cung cả nghìn giai nhân tuyệt sắc.

Đó là vị hoàng đế thứ 12 của triều Minh - Minh Thế Tông Hoàng Đế. Ông là một trong những hoàng đế có thời gian trị vì dài nhất trong lịch sử Trung Quốc với 45 năm. Trong những năm đầu mới lên ngôi, Thế Tông hoàng đế rất chăm lo quốc sự, tiến hành nhiều cải cách, củng cố biên cương tạo nên một đế chế thịnh trị. Nhưng sau 30 năm đầu cai trị, ông bắt đầu bỏ bê chính sự, không buồn thiết triều, pháp kỷ quốc gia cũng dần bị bãi bỏ.

Minh Thế Tông (1507 - 1567) là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Minh. (Ảnh: Baidu)

Nguyên nhân được cho là vì 2 chú mèo: Tuyết Mi và Sư Mao. Tương truyền trong cung Thế Tông hoàng đế nuôi hai chú mèo vô cùng dễ thương và xinh xắn do một viên quan dâng tặng. Một con có bộ lông xanh nhạt, hơi xoăn nhưng lại có đôi lông mày trắng như tuyết nên được vua gọi là Tuyết Mi.

Con mèo lại có đôi mắt to tròn, lông óng mượt, đặc biệt có đám lông ở cổ giống sư tử nên gọi là Sư Mao. Thế Tông hoàng đế rất yêu Tuyết Mi và Sư Mao, ngày đêm quấn quýt bỏ mặc chuyện triều chính và hậu cung.

Tranh vẽ Tuyết Mi và Sư Mao. ( Ảnh: Baidu)

Tương truyền trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có vị hoàng đế nào yêu mèo đến vậy. Ông còn tự đứng ra tổ chức một yến tiệc hoàng gia để đặt tên cho hai chú mèo của mình. Không chỉ vậy ông còn dành nhiều ân sủng cho Tuyết Mi và Sư Mao như: ban tước vị, cấp bổng lộc, phục vụ toàn của ngon vật lạ.

Đỉnh điểm là khi Thế Tông hoàng đế ra lệnh xây riêng một tẩm điện nguy nga tráng lệ hơn cả các phi tần cho Tuyết MI và Sư Mao. Cả ngày lẫn đêm ông đều gắn bó với hai chú mèo như hình với bóng, ăn cùng ăn, ngủ cùng ngủ, đi đâu thì đi cùng.

Điều này khiến không ít phi tần ghen tức. Nhiều người cố tình dựng chuyện để hãm hại Tuyết Mi và Sư Mao, nhưng đều thất bại và bị xử nặng. Thậm chí có người uất ức phải thốt lên rằng, dù bản thân thông minh xinh đẹp, nhưng cũng không nhận được một phần nhỏ ân sủng như hoàng đế ban cho hai chú mèo.

Sau một thời gian Tuyết Mi bị bệnh và chết. Hoàng đế vô cùng đau khổ, không ăn không uống trong nhiều ngày liền. Ông ra lệnh tổ chức tang lễ theo cấp hoàng gia cho Tuyết Mi. Xác của Tuyết Mi được an táng trong lăng mộ hoàng gia. Thậm chí nhà vua còn ra lệnh cho các nhà thơ nổi tiếng thời ấy phải viết những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Tuyết Mi và các bài thơ lột tả sự thương xót trước sự ra đi của chú mèo cưng.

Sau đó một thời gian Sư Mao cũng mắc bệnh mà chết. Lần này Thế Tông hoàng đế còn đau khổ hơn khi Tuyết Mi chết. Bên cạnh tổ chức tang lễ theo nghi thức hoàng gia, ông còn cho làm riêng một chiếc quan tài bằng vàng cho Sư Mao. Trong lễ tang, hoàng đế yêu cầu Văn quan giỏi nhất trong triều đình viết một bài văn tế cho Sư Mao. Nghe nói bài văn tế của người này quá xuất sắc đến mức biến một con mèo bình thường thành chúa tể sơn lâm oai phong lẫm liệt, khiến nhà vua vô cùng hài lòng.

Tại sao Minh Thế Tông lại yêu mèo đến thế?

Có nhiều lý do lý giải cho chuyện hoàng đế Minh Thế Tông đặc biệt yêu quý mèo. Tuy nhiên các nhà sử học cho rằng là vì ông muốn trường sinh bất lão. Bởi tư liệu Trung Quốc cổ, loài mèo có chín kiếp sống là biểu tượng của cuộc sống trường tồn, nên ông vô cùng yêu thích.

Dù khi Tuyết Mi và Sư Mao đã chết nhưng ông vẫn rất khao khát được trường sinh bất lão. Để thoả mãn mong ước này, ông nhiều lần uống thuốc chế từ thuỷ ngân. Sau một thời gian dài, sức khoẻ Hoàng đế bắt đầu suy kiệt. Cho đến năm 1567, vì uống một loại thuốc gọi là kim thạch để mong trường thọ mà hoàng đế trúng độc, lâm bệnh nặng và qua đời tại cung Vạn Thọ ở tuổi 60.

Mai Thuỳ (theo Wenku)

9 đầu bếp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều đầu bếp tài nghệ cao siêu. Danh sách 9 đầu bếp nối tiếng sau đây sẽ minh chứng cho bạn đọc điều này.
Hình ảnh con mèo trong thơ ca Việt
Mèo là loài vật nuôi hữu ích, tinh khôn, thân thiết với con người. Trong lịch “con giáp”, mèo là đại biểu của Địa chi số 4. Nhân dịp xuân mới Quý Mão, xin giới thiệu một số hình ảnh mèo trong thi ca Việt Nam.

Nguồn bài viết : Lập trình cờ bạc online

Top