"Vết rạn" trong lòng EU khi Nga đóng van khí đốt

2025-01-17 20:38:20
EU cho phép sử dụng vaccine Imvanex trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 25/7, Ủy ban châu Âu - Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã cấp phép cho vaccine Imvanex của Công ty Công nghệ sinh học Bavarian Nordic của Đan Mạch được tiếp thị là vaccine phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo như đề xuất hồi tuần trước của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA).
Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​
Châu Âu đã phải thay đổi để thích ứng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố.

Bước đi mạnh bạo và quyết định dũng cảm

Trước khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2/2022, Moscow cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, chủ yếu thông qua các đường ống với tổng lưu lượng năm 2021 đạt khoảng 155 tỷ m3. Trong đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt sang Đức qua biển Baltic mỗi năm. Tuy nhiên, từ tháng 7/2022, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 chỉ vận hành 20% công suất trước khi bị Nga đóng van hoàn toàn vào đầu tháng 9/2022.

Nguyên nhân, theo phía Nga, là do tuabin khí tại trạm khí nén Portovaya, gần thành phố St. Peterburg, bị rò rỉ dầu. Tuabin khí này do hãng Siemens của Đức chế tạo và việc sửa chữa chỉ có thể được thực hiện tại một nhà máy ở Montreal, Canada. Trong khi đó, Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn Gazprom của Nga, cho nên, theo người đứng đầu tập đoàn Gazprom, ông Alexei Miller, “Siemens ngày nay gần như không có cơ hội để sửa chữa tuabin khí của Gazprom thường xuyên”. Điều này có nghĩa, khó có thể xác định khi nào Nga mở lại van đường ống Dòng chảy phương Bắc 1.

Một nhà máy khí đốt của Nga. (Ảnh: Shutterstock)

Quyết định mạnh bạo của Nga đưa ra ngày thứ Sáu (2/9) - đóng van đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn - đã khiến giá khí đốt tăng vọt 30% trong phiên giao dịch đầu tuần ngay sau đó. Nếu so với 1 năm trước, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng từ mức 53,9 euro/MWh của ngày 7/9/2021 lên mức 268 euro/MWh vào lúc đóng cửa phiên 5/9/2022, tương đương tăng gần 5 lần. Nhưng có lẽ ngạc nhiên hơn lại là phản ứng nhanh chóng và dường như không có sự e ngại từ EU.

Ngày 9/9, Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên EU đã họp bất thường và nhất trí về 4 giải pháp đối phó cấp bách, gồm: giới hạn chung về giá khí đốt nhập khẩu - bất kể là từ đâu; giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện không sử dụng khí đốt; can thiệp “tạm thời và khẩn cấp” vào thị trường bằng cách áp giá trần; điều phối để giảm nhu cầu điện trên toàn EU và giải quyết các vấn đề thanh khoản trên thị trường năng lượng. Như vậy, có thể thấy EU đang kỳ vọng vào việc sử dụng “bàn tay hữu hình”: áp mức giá trần, giảm tiêu thụ… để xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia EU như Đức, Hà Lan, Áo và Pháp đã công bố khả năng duy trì hoặc khôi phục hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than, chấp nhận giảm tốc độ giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc tái khởi động khẩn cấp các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, EU còn tìm các đa dạng hoá nguồn cung như ký với Mỹ thỏa thuận để nhận bổ sung 15 tỷ m3 khí đốt cho năm 2022 bên cạnh 22 tỷ m3 được lên kế hoạch từ trước; ký với Azerbaijan thoả thuận cung cấp 12 tỷ m3 khí đốt trong năm nay và tăng lên 20 tỷ m3 mỗi năm đến năm 2027; khảo sát về tính khả thi của các nguồn cung tiềm năng như Qatar, Israel, Nigeria, thậm chí khu vực Mỹ Latinh…

Viễn cảnh xa ngái và sự chia rẽ hiện hữu

Từ những gì nêu trên có thể thấy mục tiêu chiến lược của EU là thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Nhưng để giảm từ việc lệ thuộc 40% khí đốt của Nga xuống 0%, đây không phải là chuyện một sớm một chiều. Như tiết lộ của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hồi tháng 3/2022, thời điểm mà EU có thể không cần tới khí đốt của Nga có thể là vào năm 2027.

Các nhà lãnh đạo EU biết rõ tương lai tách rời với Nga về khí đốt vẫn còn xa ngái, cho nên, mới kêu gọi dân chúng thích nghi. Quả thực, việc giảm nhu cầu đối với khí đốt rất quan trọng bởi tích trữ chỉ đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn. Theo công ty nghiên cứu năng lượng Aurona Energy, nếu các kho chứa khí đốt của EU được tích đầy thì cũng chỉ đáp ứng nhu cầu của khối nhiều nhất trong 3 tháng. Đó là chưa nói tới việc nhiều khả năng tới tháng 11/2022, các nước châu Âu mới chỉ tích đầy được khoảng 80% dung lượng của các kho chứa.

Hiện nay EU đang chia rẽ về cách thức giải quyết giá năng lượng tăng cao, với một số quốc gia phản đối áp giá trần với khí đốt Nga - Ảnh: REUTERS

Hồi tháng 7/2022, khi Nga chỉ vận hành 20% công suất đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, các nước EU đã nhất trí cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong mùa Đông này so với mức trung bình của mùa Đông trong giai đoạn 2017 – 2021. Nghiên cứu của công ty phân tích dữ liệu thông minh ICIS tho thấy trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn từ tháng 10/2022, nếu giảm tiêu thụ 15% mỗi tháng, EU có thể còn 26% lượng dự trữ khí đốt vào mùa Xuân năm 2023, nhưng giờ đây, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt sớm hơn một tháng. Việc tiết kiệm vì thế càng quan trọng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ người dân nhìn nhận như thế nào?

Cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người tại trung tâm thủ đô Praha vào những ngày đầu tháng 9/2022 là nhằm phản đối các biện pháp ứng phó của chính phủ Czech đối với khủng hoảng năng lượng hiện. Họ phải xuống đường yêu cầu chính phủ phải có những điều chỉnh thích hợp, phải đưa ra chính sách kinh tế, an sinh trước tình hình mới. Gần đây nhất, vào ngày 10/9, khoảng 3.000 người dân Áo đã tuần hành ở thủ đô Vienna. Cũng giống như nhiều nơi khác ở châu Âu, mục đích là nhằm biểu thị sự phản đối trước việc chính phủ nước này để xảy ra tình trạng giá năng lượng và lạm phát tăng cao khiến người dân rơi vào tình trạng khó khăn.

Nền kinh tế châu Âu vốn gặp nhiều bất ổn kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, giờ đây còn đối mặt với cả bất ổn về chính trị, xã hội. Biểu tình hay tuần hành thực chất là cách người dân thể hiện sự bất mãn với chính phủ khi giá điện, giá khí đốt, lạm phát tăng cao kỷ lục đè nặng lên cuộc sống thường nhật. Vì câu chuyện an dân và mục tiêu ở từng nước, châu Âu đang chia làm đôi: một bên ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, đó là các nước Đông Âu như Ba Lan, Phần Lan, Cộng hòa Czech, các quốc gia Baltic… và một bên đang lưỡng lự với các chính sách mạnh tay đối với Nga như Đức, Pháp, Italy; thậm chí phản đối quyết liệt các biện pháp trừng phạt như Hungary với lo ngại rằng các biện pháp này sẽ tàn phá kinh tế EU.

Khí đốt vẫn chảy về phía đông từ Đức sang Ba Lan
Dữ liệu từ nhà khai thác mạng Gascade của Đức hôm 2/1 cho thấy, đường ống Yamal-Europe - thường đưa khí đốt của Nga từ phía Tây sang châu Âu vẫn chảy.
Gazprom tiếp tục ngừng vận chuyển khí đốt qua Yamal-Europe đến Đức thông qua Ba Lan
Trong tháng 2/2022, tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga tiếp tục không vận chuyển khí qua đường ống dẫn khí Yamal-Europe.

Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc Chủ nhật

Top